Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15151401
Số người đang truy cập: 19

Kỹ Thuật KNKN

Rầy mềm hại thanh long và cách phòng trừ

Đặc điểm gây hại

- Rầy mềm thường tập trung bu bám ở mặt dưới của quả non, đặc biệt ở tai quả, cành non, nụ hoa và hoa để chích hút nhựa của các bộ phận này, làm cho tai quả biến dạng, quả phát triển còi cọc, giảm khả năng sinh trưởng của cây.

- Nụ hoa, hoa và quả non không phát triển, nếu nặng sẽ bị vàng, khô héo và rụng.

- Rầy mềm thải ra mật ngọt kích thích nấm bồ hóng phát triển trên cành làm giảm khả năng quang hợp, trên quả làm giảm giá trị thương phẩm.

Hình: Rầy mềm hại thanh long (ảnh sưu tầm)

Biện pháp phòng chống

- Thăm vườn thường xuyên vào giai đoạn cây ra đọt non

- Tỉa cành, bón phân hợp lý để điều khiển cây ra đọt, ra hoa tập trung dễ quản lý rầy - Vệ sinh vườn và thu gom toàn bộ và tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm

- Treo bẫy dính màu vàng phát hiện rầy xuất hiện trong vườn

- Bón phân cân đối hạn chế bón nhiều phân đạm

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch phát triển (kiến vàng, bọ rùa ăn thịt, bọ cánh lưới, ruồi ăn mồi, nhện ăn mồi, ong ký sinh và nấm ký sinh) - Sử dụng luân phiên thuốc BVTV: Cyantraniliprole + Pymetrozine; Emamectin benzoate; Emamectin benzoate + Petroleum oil; Clothianidin,... Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và phun trên đọt non.

PVH