Kỹ Thuật khuyến nông khuyến ngư - trồng trọt
Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản. Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Bài viết bên dưới cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, thực phẩm biến đổi gen (GMO) đã gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Một bên cho rằng thực phẩm GMO mang lại lợi ích lớn về năng suất và khả năng chống dịch bệnh, trong khi bên kia lo ngại về tác động lâu dài của chúng đến sức khỏe con người và môi trường. Với những thông tin trái chiều này, câu hỏi “thực phẩn chuyển gen có an toàn hay không?” đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.
Quá trình chín của trái cây là giai đoạn bình thường trong quá trình phát triển sinh lý của rau quả. Quá trình này không thể tránh khỏi, gây ra tổn thất đáng kể cho cả người nông dân và người tiêu dùng. Các nhà khoa học đang nỗ lực làm chậm quá trình chín của trái cây để nông dân có thể linh hoạt trong việc tiếp thị sản phẩm của mình và đảm bảo người tiêu dùng được hưởng sản phẩm "tươi từ vườn".
Đạm là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng. Tuy nhiên, đạm trong đất thường bị rửa trôi hoặc thất thoát do quá trình canh tác. Vì vậy, cần có các biện pháp để bổ sung đạm cho đất, giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Chúng ta có thể bổ sung đạm bằng cách bón phân đạm, tận dụng phân xanh. Đặc biệt, biện pháp hiệu quả và bền vững để bổ sung đạm cho đất là trồng những loại cây cố định đạm.
Hiệu ứng nhà kính đã làm khí hậu toàn cầu nóng lên và dự đoán sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các nước đang phát triển, vì đây là các quốc gia có nền kinh tế chính phụ thuộc nền sản xuất nông nghiệp. Một trong các giải pháp quan trọng để khắc phục và thích ứng với biến đổi khí hậu nống lên toàn cầu là phát triển cây trồng chịu hạn.
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Để gia tăng năng suất, chất lượng của nguồn thực phẩm và bảo vệ môi trường sống, kỹ thuật canh tác hữu cơ đã trở thành một phương pháp quan trọng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Bài viết dưới đây trình bày các ứng dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
Nhận thấy rõ giá trị của cây sầu riêng với tiềm năng lợi thế của địa phương, được sự hỗ trợ của Uỷ ban Nhân dân xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, Hợp tác xã Sầu riêng Đá Bạc được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 2024, từ Tổ hội trồng Sầu riêng tại địa phương, với 25 hộ nông dân trồng thâm canh cây Sầu riêng trên tổng diện tích 26,5 héc ta.
Các nguyên tố hoá học thiết yếu là chất mà cây trồng nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ và nếu thiếu cây trồng sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bài viết dưới đây, trình bày tóm tắt vài trò của các nguyên tố thiết yếu đối với sinh lý cầy trồng.
Hiện nay nông dân đang phát triển diện tích trồng mãng cầu xiêm ghép trên gốc cây bình bát vì gốc cây bình bát có khả năng chịu đựng được môi trường ngập úng, mặn, nhất là chịu phèn rất tốt. Mãng cầu xiêm được ghép trên gốc cây bình bát tiếp hợp sinh trưởng, kết trái rất tốt, năng suất cao mà không cần phải chăm sóc nhiều. Vì thế, đối với vùng đất nhiễm phèn, mặn có thể đây là hướng sản xuất thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Dưới đây là bài viết về kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm lên gốc cây bình bát, chăm sóc và biện pháp quản lý một số dịch hại phổ biến trong quá trình sinh trưởng và phát triển.