Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13723904
Số người đang truy cập: 40

Kỹ Thuật KNKN

Ghi nhận 01 trường hợp người tử vong do mắc bệnh dại tại thành phố Bà Rịa
Từ đầu năm 2024 cho đến nay cả nước ghi nhận 80 ca tử vong do bệnh dại, theo Bộ y tế cho biết do người bị động vật cắn không tiêm vắc xin hoặc tiêm muộn, không đủ liều hoặc tiêm, việc quản lý đàn chó mèo còn lõng lẽo và tỉ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó mèo còn thấp. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thành phố Bà Rịa, ngày 26 tháng 11 năm 2024, có một trường hợp tử vong do mắc bệnh Dại tại Tổ 5, khu phố 2, phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Diễn biến của bệnh dại:

- Ngày có triệu chứng dại đầu tiên: 20/11/2024;

- Ngày nhập viện: 24/11/2024 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM và chẩn đoán bệnh dại (tiên lượng xấu); tử vong ngày ngày 25/11/2024.

Thông tin về dịch tễ:

- Người bệnh bị mèo cào vào cănhr chân vào ngày 25/5/2024, vì nghĩ rằng mèo nhà nuôi nên không đi điều trị dựphòng sau phơi nhiễm;

- Đến ngày 20/11/2024, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau họng, mệt mỏi nhưng vẫn đi làm bình thường;

- Đến 14 giờ ngày 23/11/2024, bệnh nhân mệt mỏi, cảm thấy khó thở người nhà đưa chi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa, tại đây bệnh nhân được nhập viện chưa tìm ra nguyên nhân

- Ngày 24/11/2024, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM, sau đó đến bệnh viện Chợ Rẫy và đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM, với chẩn đoán A82.9 bệnh dại không đặc hiệu (theo dõi dại cơn thể hung dữ);

- Kết quả xét nghiệm PCR –virus Dại dương tính (vào ngày 25/11/2024), và bệnh nhân tử vong trước đó vài giờ với chẩn đoán mắc bệnh Dại.

Hình: Vết cắn hoặc cào của mèo có thể gây bệnh Dại nếu chúng đã nhiễm mầm bệnh (Ảnh minh hoạ)

Nguyên nhân gây tử vong cao do bệnh Dại trong năm 2024.

Có nhiều nguyên nhân gây tử vong cho người như người bị động vật cắn không tiêm vắc xin phòng bệnh dại hoặc kháng huyết thanh phòng bệnh dại, tiêm  muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định, tự điều trị, dùng thuốc nam. Công tác quản lý đàn chó mèo con lõng lẽo, tỷ lệ tiêm vắc xin trên đàn chó mèo con thấp, chỉ khoảng 50% tổng đàn chó mèo.

Tại Việt Nam, nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus dại gây ra. Bệnh lưu hành ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó 95% các trường hợp tử vong ở khu vực châu Phi và châu Á.

Đông Nam Á là điểm nóng về bệnh dại với số lượng chó thả rông lớn, tỉ lệ tiêm phòng dại trên đàn vật nuôi (chó, mèo) thấp cùng tình trạng buôn bán thịt chó, mèo phổ biến tại một số quốc gia. Tỉ lệ tử vong do bệnh dại gần như 100% khi xuất hiện các triệu chứng. Đây là bệnh truyền nhiễm có số người tử vong cao nhất và hầu hết các địa phương trên cả nước đều ghi nhận các trường hợp tử vong.

Phòng bệnh Dại.

Theo Cục Y tế dự phòng, phát hiện sớm, tiêm phòng kịp thời là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa tử vong. Việc tiêm vắc xin phòng dại đã được chứng minh là hiệu quả, tiết kiệm hơn rất nhiều so với điều trị sau phơi nhiễm bệnh dại ở người. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Để phòng ngừa bệnh dại, người dân cần chủ động thực hiện các khuyến cáo như sau: Tiêm vắc xin phòng dại cho tất cả chó, mèo; người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành thú y; Không đùa nghịch, chọc phá chó mèo; tránh tiếp xúc với chó, mèo có biểu hiện bất thường, nhất là với trẻ em; Khi bị chó, mèo cắn: Vệ sinh và khử trùng vết thương: Rửa vết thương ngay lập tức bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, rửa vết thương bằng nước; sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn. Không băng kín vết thương và hạn chế làm dập vết thương; Tiêm vắc xin phòng bệnh dại và/hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó hoặc mèo cắn. Để vắc xin phòng bệnh dại có hiệu quả cần tiêm vắc xin đầy đủ trong thời gian ủ bệnh, trước khi các triệu chứng bệnh dại xuất hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không tự điều trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Tam Phước