Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15458867
Số người đang truy cập: 15

Kỹ Thuật KNKN

Quản lý đất trồng bưởi theo VietGAP
Đất trồng bưởi có thể trở nên ô nhiễm trong quá trình sản xuất do được bón thêm các hoá chất vật tư nông nghiệp. Vì vậy, người sản xuất cần phải chú ý tới việc đánh giá các mối nguy xuất hiện trong quá trình trồng cây bưởi tại trang trại.

Lựa chọn vùng trồng cây bưởi là khâu rất quan trọng và cần quan tâm hàng đầu để an toàn và chất lượng sản phẩm. Vùng trồng này có thể chịu ảnh hưởng của nhiều loại mối nguy như vi sinh vật, thuốc BVTV, kim loại nặng và các chất ô nhiễm từ công nghiệp. Vì vậy, cần phải đánh giá kỹ lưỡng về lịch sử cũng như các mối nguy sinh học, hoá học của vùng đất trước khi trồng cây bưởi

Nhận dạng các mối nguy

Sử dụng không đúng thuốc BVTV, hoá chất dẫn đến tồn dư trong đất; Xả các bao bì chứa đựng không hợp lý; rò rỉ hoá chất, dầu mỡ một cách ngẫu nhiên vào đất.  Điều này làm cho cây bưởi có thể hấp thu tồn dư hoá chất ở trong đất hoặc trái bưởi có thể tiếp xúc trực tiếp với đất và do đó bị ô nhiễm.

Sử dụng liên tục các loại phân bón có hàm lượng kim loại nặng cao hoặc sự đe doa của rác thải từ các vùng phụ cận làm cho cây bưởi có thể hút các kim loại nặng có hàm lượng cao trong đất.

Hình: quản lý đất trồng bưởi Da xanh theo VietGAP (ảnh sưu tầm)

 Sử dụng phân tươi chưa qua xử lý.

- Phân của động vật nuôi trong khu vực sản xuất và vùng phụ cận. Trái bưởi có thể bị rơi xuống mặt đất hoặc có thể tiếp xúc trực tiếp với đất trước hoặc tại thời điểm thu hoạch và bị nhiễm vi sinh vật (Vi khuẩn, virus và vật ký sinh).

Biện pháp đánh giá, loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy

Đánh giá cảm quan: Hàng năm hoặc trước mỗi vụ sản xuất mới cần thực hiện các đánh giá sau đây đối với vùng/ vườn trồng cây bưởi:

+ Nguy cơ hoặc khả năng xâm nhập của động vật nuôi tới trang trại cây bưởi.

+ Nguy cơ xuất hiện các mối nguy tiềm tàng (VD: hệ thống rác thải, nơi chứa rác thải, các hoạt động công nghiệp) gần vườn cây bưởi trong thời gian qua.

+ Ngập lụt của vườn cây bưởi bởi nước mặt bị ô nhiễm.

Phân tích đất Nếu những đánh giá về mặt cảm quan ở trên cho thấy vùng đất trồng có khả năng bị ô nhiễm bởi những mối nguy thì phải lấy mẫu đất để phân tích. Mẫu phân tích cần phải lấy bằng phương pháp thích hợp, thực hiện bởi người lấy mẫu được chỉ định và gửi phân tích ở những phòng phân tích đủ năng lực và được chỉ định. Dư lượng của kim loại nặng trong đất phải được so sánh đối chiếu với ngưỡng tối đa cho phép theo QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.

Biện pháp khắc phục: Trong trường hợp mối nguy về VSV hoặc hoá học vượt ngưỡng cho phép, cần thực hiện những bước sau:

+ Tìm hiểu nguyên nhân của sự ô nhiễm dẫn tới mối nguy.

+ Tìm ra những biện pháp thích hợp để khống chế mối nguy.

+ Thực hiện các hành động khắc phục. Chú ý không được sử dụng vùng đất để sản xuất nếu chưa đảm bảo thời gian xử lý hoặc biện pháp sử dụng chưa giảm được nguy cơ. Không sử dụng để sản xuất cây bưởi nếu vùng đất chưa được kiểm soát các mối nguy.

 Trong trường hợp có sử dụng các biện pháp xử lý mối nguy, có thể tìm đến tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật. Điều cần phải chú ý là xem xét khả năng của các biện pháp xử lý áp dụng có thu được kết quả hay không. Cần ghi chép lại đầy đủ thông tin về các bước xử lý và kết quả.

Xói mòn và thoái hoá đất

Khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp canh tác để giảm thiểu những tác động của việc trồng cây bưởi tới môi trường như xói mòn đất hoặc rửa trôi các chất dinh dưỡng, hoá chất nông nghiệp vào các nguồn nước xung quanh sẽ sử dụng. Ví dụ: người sản xuất có thể dùng màng phủ ni lông hoặc các vật liệu hữu cơ để che phủ đất khi canh tác ở vùng đất dốc. Biện pháp khác là trồng những loài cây chống rửa trôi và cây phủ đất ở những vùng đệm hoặc các khu vực liền kề Xói mòn và thoái hoá đất Khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp canh tác để giảm thiểu những tác động của việc trồng cây bưởi tới môi trường như xói mòn đất hoặc rửa trôi các chất dinh dưỡng, hoá chất nông nghiệp vào các nguồn nước xung quanh sẽ sử dụng.

Kiểm soát động vật nuôi trong nhà và chăn thả tại trang trại Các động vật nuôi trong nhà hoặc chăn thả ngoài vườn trồng cần được cách ly bằng những vật cản thích hợp để không xâm nhập vào khu vực trồng cây ăn quả đặc biệt là những cây ăn quả có tán thấp. Tuyệt đối cách ly gia súc, gia cầm trước thời điểm thu hoạch quả ít nhất 2 tuần.

Huỳnh Vân