Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15279975
Số người đang truy cập: 17

Kỹ Thuật KNKN

Thị trường chăn nuôi và tiêu thụ heo trong nước năm 2023

Câu hỏi đặt ra là liệu giá heo hơi sẽ phục hồi vào cuối năm nay? Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nguồn cung heo sẽ không có biến động lớn vì nhiều hộ chăn nuôi khó tái đàn ngay lập tức với quy mô lớn sau khi đã chịu lỗ trong hai năm liên tiếp. Tuy nhiên, mức lương cơ bản gia tăng có thể là yếu tố hỗ trợ cho tiêu thụ cuối năm dù giá thực phẩm đã tăng nhẹ. Ngoài ra, việc giá thức ăn chăn nuôi đang hạ nhiệt cũng là một yếu tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Tính đến hết quý III/2023, Việt Nam xuất khẩu được 16,16 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 77,85 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 39,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.Về nhập khẩu, theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý III/2023, Việt Nam nhập khẩu 39,41 nghìn tấn thịt heo (mã HS 0203), trị giá 98,25 triệu USD, tăng 45,5% về lượng và tăng 35,4% về trị giá so với quý II/2023; so với quý III/2022 tăng 23,9% về lượng và tăng 46,3% về trị giá.

Về nhập khẩu

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tăng trong quý III/2023. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, quý III/2023, Việt Nam nhập khẩu 195,09 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 397,16 triệu USD, tăng 18,2% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với quý II/2023; So với quý III/2022, tăng 1,8% về lượng, nhưng giảm 4,9% về trị giá.

Trong quý III/2023, Ấn Độ, Nga, Bra-xin, Hoa Kỳ và Ba Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam. Trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam với 42,44 nghìn tấn, trị giá 124,38 triệu USD, tăng 48,3% về lượng và tăng 42,5% về trị giá so với quý II/2023; So với quý III/2022, tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 1,2% về trị giá.

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Nga tiếp tục tăng trong quý III/2023, với 23,74 nghìn tấn, trị giá 50,36 triệu USD, tăng 54,6% về lượng và tăng 79,1% về trị giá so với quý III/2022. Trong quý III/2023, thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống; Thịt heo tươi; Thịt trâu tươi; Thịt bò tươi đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt bò có xu hướng giảm; trong khi nhập khẩu thịt trâu, thịt heo và phụ phẩm sau khi giết mổ của trâu, bò, heo lại có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022.

 Trong quý III/2023, Việt Nam nhập khẩu 39,41 nghìn tấn thịt heo (HS 0203), trị giá 98,25 triệu USD, tăng 45,5% về lượng và tăng 35,4% về trị giá so với quý II/2023; So với quý III/2022 tăng 23,9% về lượng và tăng 46,3% về trị giá. Nhập khẩu thịt heo tăng liên tiếp kể từ tháng 5/2023 đến nay, tuy nhiên lượng nhập khẩu thịt heo trung bình chỉ bằng khoảng 3%-4% so với tổng sản lượng sản xuất thịt heo của cả nước. Đây là con số nhỏ và chưa đủ sức để tác động lên giá heo hơi và giá thịt heo trong nước.

Trong quý III/2023, Bra-xin, Nga, Canada, Hoa Kỳ và Đan Mạch là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam. Trong đó, Bra-xin là thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam với 18,02 nghìn tấn, trị giá 42,12 triệu USD, tăng 196,4% về lượng và tăng 190,4% về trị giá so với quý II/2023; So với quý III/2022 tăng 52,9% về lượng và tăng 64,5% về trị giá.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng thịt heo của Việt Nam trong năm 2024 sẽ tăng 5% so với năm 2023, lên mức 3,7 triệu tấn nhờ sự phục hồi của nhu cầu trong nước khi các hoạt động kinh tế tăng tốc trở lại, hoạt động chăn nuôi được cải thiện nhờ gia tăng đầu tư và sự hợp nhất trong ngành chăn nuôi.

Trong báo cáo mới đây của Việt nam, trước cú sốc về thu nhập do suy thoái kinh tế đầu năm 2023, xu hướng của người tiêu dùng cũng thay đổi như lựa chọn sản phẩm giảm giá (46,8%), chuyển sang sản phẩm giá thấp hơn (39,8%), lựa chọn nơi có giá bán thấp hơn (37,1%)…

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và tích lũy càng nhạy cảm với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Khi có khó khăn, tâm lý nhiều người tiêu dùng không còn lạc quan, họ thường lựa chọn các mặt hàng phù hợp hơn, ưu tiên chi phí hơn. Do đó, tình hình khó khăn sẽ là cơ hội cho sự phát triển của những mặt hàng có giá cả phải chăng, đây được coi là một xu hướng tiêu dùng mới.

Đại diện một số doanh nghiệp trong ngành cho biết, trong bối cảnh sức mua yếu do cú sốc liên quan đến thu nhập của người tiêu dùng, các sản phẩm mới cần giảm giá thành thông qua hạ thấp giá vốn hàng bán. Để làm được điều đó, các tính năng, công dụng của sản phẩm cần đề cao tính chuyên biệt. Tuy nhiên, đây là giai đoạn tăng trưởng lớn cho các mặt hàng nội địa với giá thành thấp hơn hàng hóa nhập khẩu. Tác động của suy thoái kinh tế đến mặt hàng thịt heo cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh giá heo hơi vẫn đang rất khó đoán định, giá thức ăn chăn nuôi dù đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao, dịch tả heo châu Phi vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không dám tái đàn.

Đồ thị: Thị trường heo hơi tháng 8/2023; Người chăn nuôi toàn cầu chưa thể thoát tình trạng khó khăn

Tết Nguyên đán năm 2024 rơi vào khoảng giữa tuần thứ 2 của tháng 2/2024. Đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thịt heo mạnh nhất trong năm. Câu hỏi đặt ra đó là với tỷ lệ tái đàn heo đang ở mức thấp liệu có xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung thịt heo vào dịp cuối năm nay và Tết Nguyên đán 2024.

Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại đang khá ổn định. Tổng đàn heo của cả nước hiện có khoảng 28,6 – 28,7 triệu con, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa về thịt heo và sản phẩm từ thịt heo những tháng cuối năm và cả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp tới. Ngoài ra, từ nay đến tháng 10 hằng năm là giai đoạn các doanh nghiệp, người chăn nuôi tái đàn để bảo đảm thời gian xuất chuồng.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam phân tích, cơ cấu chăn nuôi đã thay đổi, các trang trại chăn nuôi của nông dân chỉ chiếm 20 – 30% tổng đàn heo của cả nước; các công ty chiếm tới 70 – 80% tổng đàn. Theo đó, dựa vào nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn sẽ có tính toán nguồn cung hợp lý. Vì vậy, người dân hoàn toàn có thể yên tâm về thị trường thịt heo thương phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Câu hỏi đặt ra là liệu giá heo hơi sẽ phục hồi vào cuối năm nay? Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nguồn cung heo sẽ không có biến động lớn vì nhiều hộ chăn nuôi khó tái đàn ngay lập tức với quy mô lớn sau khi đã chịu lỗ trong hai năm liên tiếp. Tuy nhiên, mức lương cơ bản gia tăng có thể là yếu tố hỗ trợ cho tiêu thụ cuối năm dù giá thực phẩm đã tăng nhẹ. Ngoài ra, việc giá thức ăn chăn nuôi đang hạ nhiệt cũng là một yếu tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm, ngành chăn nuôi lỗ quá sâu, không riêng ngành heo. Tuy nhiên, thị trường không thể xuống mãi được. Từ nay đến Tết Nguyên đán nhu cầu sẽ tăng lên khoảng 10% so với hiện tại. Ngoài ra, tình trạng việc làm dần cải thiện, đội ngũ công nhân tại doanh nghiệp cũng tăng lên từ đó nhu cầu tại các bếp ăn tập thể cũng cải thiện. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kiểm soát tốt tình trạng nhập lậu heo từ giới, nên giá cả sẽ ổn định hơn.

"Hiện, cung - cầu chăn nuôi trong nước nhìn chung khá cân bằng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa. Dự báo từ nay đến cuối năm, giá heo sẽ ở mức hài hòa cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng. Tình hình tiêu thụ thịt heo những tháng cuối năm có thể sẽ cải thiện hơn khi bước vào mùa lễ hội", Cục Xuất nhập khẩu dự báo.

Tuy nhiên, thị trường chưa thể kỳ vọng một cú tăng mạnh bởi mặc dù đàn nông hộ giảm rất nhiều nhưng các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì được đàn tốt. Do đó, giá heo hơi từ nay đến cuối năm sẽ ở quanh mức 60.000 đồng/kg. Với mức giá này sẽ mang lại lợi ích hài hòa cho cả người chăn nuôi, tiểu thương và người tiêu dùng.

Tam Phước