Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15130444
Số người đang truy cập: 15

Kỹ Thuật KNKN

Thúc đẩy ra hoa, đậu quả trên cây nhãn

Khu vực phía Bắc

Thúc đẩy khả năng ra hoa Trong điều kiện miền Bắc, thời kỳ trước khi ra hoa, cây nhãn cần phải có thời gian tích lũy điều kiện về dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, tạo điều kiện cho quá trình ra hoa, đậu quả được thuận lợi. Việc cây nhãn ra lộc trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng ra hoa của cây. Trong bối cảnh thời tiết mùa Đông ở miền Bắc có nhiều biến động thất thường do biến đổi khí hậu: ít lạnh, mưa nhiều sẽ tạo điều kiện cho cây nhãn phát sinh lộc đông. Để hạn chế lộc phát sinh trong mùa đông, có thể sử dụng các biện pháp sau:

Biện pháp cơ giới

Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng biện pháp chặn rễ (làm đứt bớt rễ trên bề mặt) nhằm ức chế sinh trưởng của cây. Biện pháp này ngày càng ít được sử dụng do được thay thế bằng biện pháp khoanh vỏ. Đối với thực vật nói chung, bộ lá được coi như nhà máy tổng hợp ra các chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể thông qua quá trình quang hợp. Các sản phẩm quang hợp sẽ được vận chuyển từ lá theo các mạch dẫn trong vỏ cây về tích lũy và nuôi các bộ phận bên dưới của cây: cành, thân, rễ. Khi khoanh/tiện vỏ, các mạch dẫn này bị gián đoạn, các chất hữu cơ được tổng hợp sẽ được tích lũy lại ở các bộ phận phía trên vết khoanh. Chính vì vậy, biện pháp khoanh vỏ không những làm cho bộ tán lá tích lũy lượng dinh dưỡng nhiều hơn mà còn ngăn cản dòng dinh dưỡng xuống nuôi các bộ phận bên dưới (trong đó có rễ), làm cho bộ rễ cây suy yếu, ngăn cản việc hút nước và dinh dưỡng và hạn chế khả năng phát lộc. Thời gian khoanh vỏ: Tùy thuộc vào giống, sức sinh trưởng của cây và điều kiện thời tiết khí hậu từng năm (ở miền Bắc) để xác định thời gian khoanh vỏ phù hợp. Thông thường, tiến hành khoanh vỏ vào xung quanh tiết Đông Chí. Kỹ thuật khoanh vỏ: Khi lộc thu đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, dùng dao sắc khoanh hết lớp vỏ của cành cấp 1 hoặc cấp 2 với chiều rộng vết khoanh 0,4 - 0,5 cm. Có thể khoanh lần 2 với độ rộng vết khoanh nhỏ hơn lần một với những cây có thế sinh trưởng.

Hình: kỹ thuật bón phân khi nhãn ra hoa (ảnh sưu tầm)

Biện pháp hóa học

Có thể sử dụng biện pháp hoá học để hạn chế lộc đông: Khi lộc đông của một số cây mọc dài 5 - 10 cm tiến hành phun 1 lần dung dịch ethrel 400 ppm (ppm là đơn vị phần triệu), sau khi phun 10 - 15 ngày thì lộc khô và rụng đi.

Biện pháp hỗn hợp:

- Ở miền Bắc: Biện pháp kỹ thuật sử dụng hóa chất kết hợp với khoanh vỏ. Hóa chất sử dụng là KClO3 .

+ Thời gian xử lý hóa chất: Tùy theo mong muốn thu hoạch sớm hay muộn, có thể xử lý từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch

+ Cách tiến hành: Khi đợt lộc thu thành thục, tiến hành tưới KClO3 với lượng 1kg/cây (đối với cây từ 10 - 12 năm tuổi) hay 100 - 150 gam cho 1m đường kính tán. Hòa toàn bộ lượng KClO3 vào khoảng 10 lít nước, tưới đều xung quanh hình chiếu tán cây. Tưới nước giữ ẩm liên tục 5 - 7 ngày. Sau khi tưới KClO3 khoảng 5 - 10 ngày, nếu thời tiết không thuận lợi cho cây nhãn ra hoa (nhiệt độ và ẩm độ không khí cao), tiến hành khoanh vỏ tương tự như biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ.

Lưu ý:

- Đối với các giống nhãn đang được sản xuất ở Miền Bắc: Giống nhãn PHM99-1.1 Không nên xử lý KClO3; Giống Hương Chi chỉ khoanh vỏ sau xử lý KClO3 khi cây quá khỏe; Các giống HTM1, T2, T6 nên khoanh sau xử lý KClO3

Thời gian xử lý an toàn: cuối tháng 11 đến cuối tháng 12.

Đối với các giống nhãn ở miền Nam

- Không khoanh vỏ khi dùng KClO3 .

- Ở miền Nam: việc thúc đẩy khả năng ra hoa cho nhãn phụ thuộc vào từng giống. Đối với một số giống, để tăng vụ thu hoạch cần tác động để hoa ra sau đợt lộc 2. Tuy nhiên, biện pháp để hoa ra ở đợt lộc thứ 2 sẽ làm cho cây nhanh suy thoái. Do vậy cần cân nhắc để cho cây ra hoa ở đợt lộc thứ 3 hoặc xen kẽ một lần 2, một lần 3. Xử lý thúc ra hoa cho một số giống nhãn trong điều kiện miền Nam như sau:

+ Khoanh vỏ: Khi đợt lộc thứ hai chuyển giai đoạn từ lá non sang lá lụa (lộc chuẩn bị thành thục), tiến hành khoanh vỏ trên các cành định cho ra hoa. Bề rộng vết khoanh từ 5-10 mm. Lưu ý: chỉ khoanh 2/3-3/4 số cành có trên cây chừa lại một số cành để nuôi rễ. Tránh khoanh gốc vì như vậy cây sẽ bị suy kiệt và chết. Trước khi khoanh vỏ không nên bón thêm phân, nhất là phân đạm. Sau khi khoanh vỏ 10 ngày phun thêm KNO3 với liều 100gr cho 1 bình 10 lít nước giúp ra hoa đồng loạt

Xử lý KClO3

Khi đợt lộc thứ hai hoặc thứ ba chuyển màu xanh (lá thời điểm này gọi là lá lụa), tưới dung dịch KClO3 tưới dưới hình chiếu của tán với liều lượng 100-150gr KClO3 cho 1m đường kính tán. Sau đó giữ ẩm cho gốc trong vòng 7- 10 ngày để cây hấp thu hóa chất.

Tăng khả năng đậu quả

Trong thời kỳ cây ra hoa và đậu quả, cây cần huy động một lượng vật chất lớn để nuôi quả lớn. Ngoài việc bón phân bón qua gốc, cần bổ sung một số loại dinh dưỡng qua lá có thành phần từ các nguyên tố vi lượng đến đa lượng. Thậm chí, có thể bổ sung một số chất điều hòa sinh trưởng, giúp cho quá trình đậu quả và giữ quả tốt hơn.

Đăng Thiêm