Thông Tin Chuyên Ngành
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong số 10 nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới thì Việt Nam vẫn đứng thứ 6 với tỷ lệ tiêu thụ thịt heo/sản xuất là 105,4%, nghĩa là sản xuất thịt heo trong nước mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt heo. Sản phẩm chính của heo là thịt tươi được tiêu thụ chủ yếu bởi các hộ gia đình hay người tiêu dùng, mức tiêu thụ thịt heo của người Việt trong năm 2022 là 24 kg/người/năm. Trong cơ cấu tiêu thụ thịt của người Việt, thịt heo chiếm tới 73,3%, thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt đỏ (bò, trâu, dê, cừu…). Dựa trên tương quan giữa dân số, tổng đàn heo và năng suất
Khác với sản phẩm thịt được sử dụng ở dạng tươi cho nấu nướng gia đình thì dòng sản phẩm thịt heo đã chế biến (Hình) được buôn bán sử dụng rộng rãi tại các cửa hàng, siêu thị, cung cấp cho người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh thực phẩm hay ăn uống. Đến hết năm 2022, cả nước có 108 cơ sở, nhà máy của các doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu chế biến cho khoảng trên 1,3 triệu tấn thịt (chiếm khoảng 20-22% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước). Sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng thấp chiếm 80 – 85% (chế biến đơn giản, sơ chế) và các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao (thịt hun khói, giăm bông, xúc xích, lạp xường…) chỉ chiếm khoảng 15 – 20%; sản phẩm đóng bao gói nhỏ cung cấp cho bán lẻ chiếm khoảng 10%; sản xuất thịt mát mới chỉ chiếm khoảng 10%. Ngoài ra, thịt một số giống heo còn được mua bởi các nhà hàng, quán ăn và các tổ hợp kinh doanh khác để chế biến thành các loại món ăn, đặc sản.
Hình: một điểm bán thịt heo
Trên kênh tiêu thụ với 99% giá trị sản lượng. Các kênh phân phối thịt và sản phẩm thịt heo hiện có là các dạng bán lẻ (quầy hàng tại chợ) và cửa hàng hoặc siêu thị. Trong đó, khoảng 80,77% sản phẩm thịt là được phân phối lẽ tại chợ, còn cửa hàng thịt và siêu thị chỉ chiếm khoảng hơn 11,65%, còn các nhà phân phối còn lại chỉ chiếm tỷ lệ ít trong kênh phân phối.
Chỉ khoảng 1% thịt heo được xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung quốc, Cambodia và Lào. Nguyên nhân chính không mở rộng được thị trường xuất khẩu là giá cao và không bảo đảm dịch tể thú y cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kênh phân phối chính sản phẩm heo thịt từ nông hộ chăn nuôi được phân phối ra thị trường theo các kênh chủ yếu sau.
1. Trại chăn nuôi – Thương lái địa phương – Lò mổ – Bán lẻ – Người tiêu dùng, Nhà hàng, quán ăn.
2. Trại chăn nuôi – Thương lái địa phương – Thương lái ngoài địa phương - Lò mổ ngoài tỉnh – Bán lẻ – Người tiêu dùng, Nhà hàng, quán ăn.
3. Trại chăn nuôi – Thương lái địa phương – Thương lái ngoài địa phương – Cty chế biến thực phẩm – Chợ, cửa hàng bán lẻ, siêu thị – Người tiêu dùng, Nhà hàng, quán ăn.
4. Trại chăn nuôi – Thương lái đường dài – Lò mổ ngoài tỉnh – Bán lẻ – Người tiêu dùng, Nhà hàng, quán ăn.
5. Trại chăn nuôi – Thương lái địa phương tự giết mổ – Bán lẻ – Người tiêu dùng, Nhà hàng, quán ăn.
Phương Diệu