Kỹ Thuật KNKN
Các nhà chăn nuôi cho rằng, heo nái mập thường kém khả năng sinh và nuôi con vì:
- Nái mập khi sinh lười rặn hay sinh khó, sinh chậm.
- Nái mập khả năng rụng trứng ít do buồng trứng bị bọc mỡ, nên sinh ít con.
- Nái mập thường vụng về không khéo nuôi con hay đè lên con.
- Khả năng tiết sữa kém nên heo con chậm lớn, nái ăn nhiều dành ăn với con, dưỡng chất không tạo ra sữa mà tích lũy trở thành mập mỡ.
Sự thật:
Qua khảo sát trên một số đông heo nái mập cho thấy rằng:
- Một số nái có chu kỳ động dục kéo dài, rụng trứng không đồng loạt khó xác định thời gian rụng trứng nên phối giống thường đậu ít con. Như vậy, dưỡng chất không phải dùng nhiều để nuôi thai nên dự trữ làm cho cơ thể trở nên mập. Nếu phối kép các nái mập đó vẫn đẻ sai con như thường.
- Nái sai con thường đẻ nhanh vì lý do: bào thai càng nhiều càng kích thích tử cung và chen chúc nhau nên nái sai con đẻ nhanh. Còn nái ít con thiếu hẳn những kích thích cần thiết tất nhiên sẽ đẻ chậm. Mặt khác có một nguyên nhân thứ nữa là nái ít con thường con khá to nên đẻ khó là hiển nhiên. Trong trường hợp nái sinh khó cần đến can thiệp thì đều bị nhiễm trùng cổ tử cung hoặc bào thai và nái có đẻ suông sẽ cũng dễ gây thương tích cổ tử cung, âm đạo và như vậy viêm xơ bít cổ tử cung cũng có triển vọng xảy ra. Trong cả hai trường hợp này, nếu cổ tử cung, âm đạo viêm nhiễm tiền ẩn thể nhẹ, người chăn nuôi ít phát hiện được nhưng kết quả đàn heo con bị tiêu chảy gầy còm, hoặc chất lượng lẫn sản lượng sữa mẹ giảm rõ rệt hậu quả cuối cùng là nái nuôi con không tốt.
- Nếu nái đẻ sai con nhưng vì có lớp mỡ bọc thân dày, lứa đẻ rơi vào thời tiết hầm nóng, khả năng chịu đựng của nái kém hay lăn trở tìm chỗ thoáng mát ẩm ướt trong ô chuồng vì vậy dễ đè chết con. Khả năng hoạt động của Thyroxin bị hạn chế nên không sản xuất sữa tốt, nuôi được ít con.
- Nái háo ăn là để tích lũy chất cho tuyến sữa hoạt động mạnh, nhưng do thức ăn gia súc hiện nay kém phẩm chất thậm chí số lượng cũng không điu nên không thể nuôi con được hoàn hảo.
- Qua các nhận định trên cho thấy rằng: nái mập nuôi con xấu, khả năng sinh sản kém vì những nguyên nhân khách quan chứ không phải chủ quan từ khả năng của nó. Qua khảo sát cho thấy rằng: nái mập có khả năng nuôi con rất tốt nếu biết khắc phục những nguyên nhân khách quan từ ngoại cảnh. Cách khắc phục như sau:
1. Các nái mập rụng trứng không đồng loạt nên đẻ ít con vì vậy phải tạo điều kiện phối giống kép để nái đẻ sai hơn. Trừ khi nái không chịu đực nữa mới thôi.
2. Nái mập đẻ sai vẫn đẻ nhanh dễ dàng, nếu cần can thiệp phải khéo léo để ít gây thương tích niêm mạc cổ tử cung, âm đạo, tử cung. Nên bám sát, phát hiện và trị liệu nhanh khỏi sự viêm nhiễm đường sinh dục để không gây truyền nhiễm sinh tiêu chảy heo con và giảm khả năng tiết sữa của nái.
3. Cho nái mập đẻ vào thời tiết thuận lợi nếu không hạn chế nên tạo tiểu khí hậu mát mẻ cho nái bằng cách chọn ô chuồng rộng, thoáng mát, che mát chống nóng bằng nước vôi,… Nhờ vậy nái khỏe khoắn tỉnh táo ít đè con, Thyroxin của cơ thể không bị hạn chế nên khả năng sản xuất suất sữa của nái sẽ tốt.
4. Cải tiến khẩu phần ăn của nái mập nuôi con cho đủ dưỡng chất và số lượng để không hạn chế khả năng cung cấp chất liệu cho tuyến sữa của nái mập hoạt động, nhờ vậy nái sẽ cho sữa tốt hơn.
Tóm lại, nái mập có khả năng nuôi con tốt chứ không phải nuôi con xấu nư quan niệm thường lầm tưởng. Điều này phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo con: trong thời gian bú mẹ heo con rất cần chất béo tốt từ sữa mẹ. Nguồn chất béo tốt cho sữa của nái là lớp mỡ dự trữ quanh thân và mỡ sa của nái. Nái gầy không đủ lipit dự trữ tạo sữa nên nuôi con không bằng nái mập, mà lipit trong khẩu phần ăn hằng ngày thường là không đủ cung ứng cho nhu cầu tạo sữa nên các nái khác sẽ gầy hơn khi nuôi con, và chúng có khả năng bị bại liệt vì protein của bắp cơ bị tận dụng để tạo sữa cho con.
Bà con chăn nuôi heo cần biết được những nhân tố làm nái mập nuôi con xấu để khác phục, nên tạo điều kiện cho nái mập lúc mang thai để sau đó nuôi con tốt. Tuy nhiên cần loại trừ trường hợp nái mập bệnh lý do thiểu năng nội tiết. Nái mập bệnh lý thường ít lên giống hoặc không lên giống, mỡ núng nính quanh thân, đầu vú không phát triển, hay nằm, ít đi lại vận động.