Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 11511659
Số người đang truy cập: 11

Kỹ Thuật KNKN

BỆNH CẢM CÚM CỦA HEO
Dịch cảm cúm dù có tiêm phòng vẫn có khả năng xảy ra và hoành hành gây tổn thất kinh tế không nhỏ cho nhà chăn nuôi.

Dịch cảm cúm dù có tiêm phòng vẫn có khả năng xảy ra và hoành hành gây tổn thất kinh tế không nhỏ cho nhà chăn nuôi.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nhân tố khách quan:

- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ.

- Do vi sinh vật gây bệnh là Virus influenza suis và đi kèm theo là Haemophilus suis.

- Do chuồng trại vệ sinh kém, ẩm thấp, hầm nóng hoặc quá lạnh.

 Nhân tố chủ quan:

- Do sức kháng bệnh của cơ thể heo yếu vì dinh dưỡng thiếu thốn, nhất là thiếu sinh tố A, C. Cơ thể heo bị suy yếu vì các nhân tố khách quan tác động như thời tiết, khí hậu, chuồng trại, chăm sóc không phù hợp gây stress.

2. Các thể bệnh

Bệnh cảm cúm xảy ra ở tất cả các lứa tuổi heo, bệnh có thể lây lan thành dịch cúm trong chuồng trại với tốc độ bộc phát chậm và kéo dài trong nhiều tuần lễ. Bệnh gây nhiều biến chứng và bộc phát nhiều thể bệnh trên đàn heo như sau:

a. Hình thức sổ mũi sệt xanh: Heo lừ đừ, bỏ ăn hoặc ăn ít, thở mệt vì sốt nhẹ 39- 39,5C0, mũi sệt xanh chảy ra sau khi hắt hơi một vài ngày. Mũi xanh rất tanh và có thể có mùi thối khó ngửi. Đến giai đoạn mũi sệt xanh là heo bệnh đã trải qua 1-3 ngày bệnh nặng, heo có khả năng lướt qua khỏi bệnh, sau đó heo bình phục nhưng dễ viêm mũi kinh niên và có biến chứng chảy máu cam mỗi khi heo hắt hơi mạnh.

b. Hình thức sổ mũi xanh kèm sốt cao mất sữa: Trên nái mới sinh nếu gặp thời tiết hầm nóng và trong chuồng trại đang có dịch cúm heo hoặc dịch cúm của người thì có khả năng nái đẻ bị nhiễm bệnh, sốt cao, sổ mũi xanh và mất sữa nhanh chóng sau đẻ 24 giờ. Heo con sơ sinh của nái dễ bị tiêu chảy nặng, chết cấp tính hoặc chết dần mòn vì đói sữa. Một số trường hợp bệnh phát mạnh có phụ nhiễm làm nái sung huyết phổi, sưng phổi chết cấp tính, bệnh tích dễ lầm lẫn với bệnh do Pasteurella (tụ huyết trùng), nhưng khác với tụ huyết trùng là bệnh không phát ồ ạt trên nhiều heo một lúc.

c. Hình thức sốt nhẹ sổ mũi xanh và viêm vú mất sữa: Thường xảy ra trên heo đẻ vào mùa nóng bức gây tổn thất heo con sơ sinh rất cao, đồng thời gây viêm vú hư hẳn bộ vú, nái trở thành vô dụng, cần loại thải sớm để khỏi mang trùng bệnh phức tạp.

d. Hình thức sốt thật nhẹ, sỗ mũi xanh và viêm tử cung: Heo nái khi đẻ sót nhẹ, không làm mất sữa chết con như thứ phát viêm tử cung có mủ, nái giảm dần lượng sữa sau đó, heo con tiêu chảy triền miên (vì độc tố thải qua sữa mẹ cùng với nhiều trùng đường ruột) gầy còm.

e. Hình thức sổ mũi xanh, xảy thai, chết thai: Nếu nái bị nhiễm bệnh ở giai đoạn chửa kỳ 1 (tháng đầu) thì dễ bị xảo thai vì sốt, thai ra bằng đầu ngón tay cái (2-4cm). Có thể phân định bệnh dễ dàng nhờ dấu hiệu sổ mũi xanh. Và nhiều heo chửa chung chuồng không bị lây xảo thai. Một số ít nái gần ngày sinh bị nhiễm trùng, sổ mũi, sau đó chết thai, đẻ khó không rặn nổi thai chết ra (vì khô nước nhờn ở thai) cần can thiệp móc thai sớm. Sau khi xảo thai heo mạnh khỏe, 7-10 ngày động dục trở lại phối giống vẫn đẻ lứa kế bình thường.

g. Hình thức sổ mũi, sốt, ho, hắt hơi, sưng phổi: Xảy ra trên heo con mới cai sữa hoặc heo con còn bú mẹ, heo con sốt xù lông, run vì lạnh, ho, thở bằng bụng với cạnh sườn thoi thóp, hoặc thở thật nhanh. Không điều trị sớm heo con dễ chết vì động kinh bởi tăng thân nhiệt lên cao.

3. Cách điều trị:

Do bệnh phát ra dưới nhiều triệu chứng, nhiều thể bệnh khác nhau gây ra tổn thất đáng kể, nên cần điều trị sớm bằng kháng sinh liều cao để giúp heo sớm hồi phục.

Các kháng sinh có hiệu lực với Haemophilus và vi trùng phụ cảm nhiễm là:

- Penixilin + Streptomixin mỗi thứ 50.000 UI/kg thể trọng, hòa lại với nhau để tiêm (có Pyrethan hay Septixemin tiêm kèm càng tốt) chia liều ra tiêm 4 lần/ ngày.

- Clotetraxiclin, Tetraxiclin, Oxitetraxiclin tiêm với liều dùng từ 10-40 mg/kg thể trọng x ngày.

Ngoài ra nên dùng Vitamin C liều thật cao với heo con 100mg/kg thể trọng, với heo tơ, heo nái liều 10mg-40mg/kg thể trọng x ngày, chia liều tiêm 3-4 lần/ngày.

- Cloramphenicol có hiệu lực rất cao với Haemophilus, nhưng rất hiếm.

Trong trường hợp heo biếng ăn nên tiêm kèm thuốc kích thích thèm ăn như Stricnin, Cacodilat natri,… để giúp heo ăn uống mạnh chóng bình phục.

Nếu dùng Penixilin, Streptomixin liều trung bình thông thường (25.000 UI/mỗi loại) thì chỉ làm bệnh kéo dài dây dưa, hậu quả là heo mất sữa mà bệnh thì giảm rất chậm, như vậy có thể lầm rằng kháng sinh tiêm cho nái mất sữa.

Phải giữ chuồng heo bệnh sạch sẽ thoáng mát, kỵ ẩm ướt, nóng bứt và quá lạnh. Nóng quá, lạnh quá làm cho bệnh tiến triển nhanh gây chết cho heo bệnh nhanh chóng.