Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 11515233
Số người đang truy cập: 8

Kỹ Thuật KNKN

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Chiến lược cũng đặt ra yêu cầu phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn; tăng cường nghiên cứu khoa học, thích nghi và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, chú trọng ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi.

Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Chiến lược đặt ra mục tiêu chung đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

Hình: nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi là những tiêu chí trong chiến lược

Cùng với mục tiêu chung, Chiến lược xác định các mục tiêu cụ thể cho ngành chăn nuôi giai đoạn 10 năm tới. Đó là, tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm.

Sản lượng thịt xẻ các loại: Đến năm 2025 đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn từ 63 đến 65%, thịt gia cầm từ 26 đến 28%, thịt gia súc ăn cỏ từ 8 đến 10%; đến năm 2030 đạt từ 6,0 đến 6,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 59 đến 61%, thịt gia cầm từ 29 đến 31%, thịt gia súc ăn cỏ từ 10 đến 11%, trong đó xuất khẩu từ 15 đến 20% sản lượng thịt lợn, từ 20 đến 25% thịt và trứng gia cầm.

Được biết, tại Quyết định 2388/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó, xác định các loại vật nuôi thế mạnh chủ lực theo thứ tự gồm: Nuôi heo công nghiệp (heo thịt, heo nái), Gà công nghiệp (hướng trứng, hướng thịt), Vịt công nghiệp (hướng trứng, hướng thịt), Bò công nghiệp, bán công nghiệp (bò thịt, bò sữa). Ngoài ra, có con nuôi phục vụ thị trường du lịch (dê, cừu, heo rừng lai, gà ta…, nuôi truyền thống và nuôi bán công nghiệp).

- Định hướng cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi đến năm 2030 như sau:

+ Chăn nuôi heo: duy trì tổng đàn heo khoảng 400.000 con; mở rộng quy mô đàn heo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp. Tăng tỷ lệ đàn heo trong trang trại chăn nuôi tập trung lên trên 65% (với số lượng gia cầm là 260.000 con) so với tổng đàn heo toàn tỉnh.

+ Chăn nuôi gia cầm: tăng tổng đàn gia cầm khoảng 5.800.000 con; tăng số lượng chăn nuôi một số giống vịt có năng suất cao, đặc biệt là vịt đẻ trứng; tăng tỷ lệ cơ cấu đàn gia cầm nuôi tập trung trong các trang trại lên trên 70% (với số lượng gia cầm là 4.000.000 con) so với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh.

+ Chăn nuôi bò: tăng quy mô đàn bò khoảng 50.000 con, đối tượng tăng đàn chủ yếu là các trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, bò thịt ứng dụng công nghệ cao.

+ Chăn nuôi dê: tăng quy mô đàn dê khoảng 84.000 con, trong đó: chăn nuôi trang trại chiếm 40% (với số lượng gia cầm là 33.600 con).

- Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

- Chấm dứt hoạt động chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) tại khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực dân cư không được phép chăn nuôi được quy định tại Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Không phát triển các hình thức chăn nuôi tập trung tại các xã thuộc thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ và toàn bộ huyện Côn Đảo.

- Khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở giết mổ công nghiệp, công nghệ hiện đại, hình thành chuỗi liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - sơ chế - chế biến - phân phối đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hướng tới xuất khẩu. Ngoài ra, tối ưu hóa sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi, nhất là chế biến sâu đối với sản phẩm chăn nuôi nhằm tránh tồn đọng, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng, tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm ngành chăn nuôi nói riêng, cho ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung.

- Hình thành Trung tâm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật hiện đại, thuận lợi thông quan hàng hóa, góp phần phục vụ cho sự phát triển khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải ngang tầm quốc tế và phát triển các cơ sở nuôi động vật sạch theo chuẩn Quốc tế; mặt khác, để thuận tiện trong việc nghiên cứu khoa học, nhất là thử nghiệm vắc - xin phòng bệnh trên động vật.

- Xây dựng các vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của OIE, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật tại huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và tập trung vào các vật nuôi chủ lực: heo, gà, bò, dê.

Diễm Hằng