Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 10606405
Số người đang truy cập: 8

Kỹ Thuật KNKN

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu, trong giai đoạn 2011- 2013, nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã được tỉnh triển khai thành công như: Kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc); trồng lúa chất lượng cao tại xã Tam Phước (huyện Long Điền); kỹ thuật quấn dây máy biến áp công suất nhỏ và đan lát ở xã Quảng Thành (huyện Châu Đức); kỹ thuật phục vụ buồng, bàn (huyện Côn Đảo).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả
Cập nhật lúc:  16:12 28/03/2014

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu, trong giai đoạn 2011- 2013, nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã được tỉnh triển khai thành công như: Kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc); trồng lúa chất lượng cao tại xã Tam Phước (huyện Long Điền); kỹ thuật quấn dây máy biến áp công suất nhỏ và đan lát ở xã Quảng Thành (huyện Châu Đức); kỹ thuật phục vụ buồng, bàn (huyện Côn Đảo).

 

 

Trong năm 2013, Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Hội nông dân các xã mở lớp dạy nghề đồng thời hình thành các tổ, nhóm liên kết sản xuất với các mô hình tiêu biểu như: trồng rau an toàn tại xã Phước Hưng, Phước Hòa, Tân Hải; chăn nuôi heo tại xã Suối Nghệ; chăn nuôi bò tại xã Bàu Chinh; trồng lúa năng suất cao tại xã An Nhứt; trồng hồ tiêu tại xã Phước Tân; trồng thanh long tại xã Bưng Riềng…


Ngoài ra, một số nghề đang có triển vọng như: trồng Bon sai, cây cảnh, đan lục bình… được tỉnh quan tâm phát triển gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã mang lại hiệu quả bước đầu khi giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông nhàn ở vùng nông thôn.


Ông Huỳnh Việt Triều – Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu) cho biết: sau khi học nghề, nhiều người đã biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động với mức thu nhập ổn định từ 2,2-3,6 triệu đồng/tháng. Hiệu quả rõ rệt của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là bản thân người học và gia đình của họ đã thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư sản xuất để nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Trong thời gian tới, các mô hình dạy nghề cho LĐNT đạt hiệu quả sẽ được tỉnh tiếp tục nhân rộng.