Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15384698
Số người đang truy cập: 17

Kỹ Thuật KNKN

Bệnh vàng lá Greening trên bưởi

Bệnh vàng lá Greening gây hại trên tất cả các chủng loại cây ăn quả thuộc nhóm cây bưởi và tất cả các tổ hợp gốc ghép - mắt ghép.

Bệnh vàng lá gân xanh, còn gọi là bệnh HLB, là bệnh gây hại nặng nhất trên cây có múi. Bệnh này không gây nguy hiểm cho người và động vật nhưng có thể tiêu diệt tất cả các loại cây có múi, trong đó có cam, bưởi, chanh, chanh, quất, quýt và họ hàng như cam, nhài. Căn bệnh này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành trồng cây có múi. Một khi cây bị nhiễm bệnh thì KHÔNG CÓ cách chữa trị.

Bệnh này dễ lây lan bằng cách di chuyển cây bị nhiễm bệnh (bao gồm cả cây bị nhiễm bệnh từ vườn ươm) và bởi một loại côn trùng nhỏ có tên là rầy chổng cánh. Nhân giống hoặc sản xuất cây mới bằng cách sử dụng chồi hoặc chồi từ cây bị nhiễm bệnh cũng là một cách chính để gây bệnh trên cây có múi.

Nếu cây có múi của bạn mắc bệnh này và không bị loại bỏ, rầy có thể tiếp tục lây lan bệnh vàng lá có múi sang các cây có múi khác, bao gồm cả cây của hàng xóm cũng như các vườn cây có múi ở địa phương.

Hình: Bệnh vàng lá Greening trên bưởi

Những dầu hiệu bệnh

Triệu chứng điển hình là lá bị vàng với lốm đốm xanh, vàng lá gân xanh, gân lá bị sưng và hóa bần, khô, những lá mới nhỏ lại, mọc đứng lên, phiến lá vàng gân lá xanh như triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho hoa nhiều và quả mùa nghịch và rất dễ rụng, quả nhỏ, bị lệch tâm khi bổ đôi quả ra, một số hạt bị thui den. Tuy nhiên đối với bưởi Da Xanh, khi có quả một hay hai năm đầu lúc sinh lí cây chưa ổn, quả cũng hay bị lệch tâm. Để giám định bằng triệu chứng, nên kết hợp nhiều triệu chứng lại với nhau để có kết luận chính xác.

Biện pháp phòng, trừ

- Sử dụng cây giống sạch bệnh đã được chứng nhận, không nên sử dụng cây giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

- Không trồng cây bưởi vào vùng có áp lực bệnh quá cao mà nên chuyển đổi cây trồng một thời gian và sau đó trồng lại.

- Trong vườn nên treo một số bẫy màu vàng để đánh giá sự xuất hiện của rầy chổng cánh.

- Trồng cây chắn gió để hạn chế mầm bệnh lây lan qua rầy chổng cánh, trồng xen với loại cây trồng khác như ổi, chuối, nhãn,... với mức độ thích hợp.

- Không trồng cây nguyệt quế trong vườn vì rầy chổng cánh rất thích đẻ trứng và chích hút trên cây nguyệt quế và sau đó sẽ bay sang vườn cây bưởi với mật độ cao làm tăng nguy cơ truyền bệnh trên vườn.

- Quản lý vườn hợp lý để tạo điều kiện cho kiến vàng phát triển trong vườn nhằm góp phần hạn chế mật độ sâu, rầy.

- Trừ môi giới rầy chổng cánh bằng thuốc có hoạt chất Abamectin để phòng trừ ở giai đoạn cây cam ra lộc non.

Sơn Đào