Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13244284
Số người đang truy cập: 18

Kỹ Thuật KNKN

Những điều nên biết khi lựa chọn trái cây, sơ chế và bảo quản trái cây tươi
Việc chọn được những trái cây tươi ngon và bảo quản đúng cách không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết bên dưới chúng ta cùng thảo luận về cách lựa chọn trái cây, sơ chế và bảo quản trái cây tươi hiệu quả.

Sai lầm khi chọn trái cây
Chọn mua trái cây chưa chín hẳn
Một trong những sai lầm thường gặp khi chọn mua trái cây, chính là chọn những quả chưa chín hẳn. Bởi thường sao khi mua trái cây về chúng ta ít khi ăn hết một lần, nên nhiều người hay có thói quen "trừ hao" chọn những quả chưa chín, để chín dần là vừa.
Nhưng điều này chỉ đúng với một số loại nhất định, nhiều loại sẽ không thể tiếp tục chín sau khi thu hoạch. Ngoài ra, những quả "chín héo" tức là tiếp tục chín sau khi đã hái xuống và mua về thường mùi vị sẽ không tươi ngon như những quả chín cây.
Một điều cần biết là trái cây được chia làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là các loại trái cây "climacteric". Đây là nhóm trái cây sau khi hái khỏi cành cây, chúng sẽ tiếp tục chín sau khi thu hoạch một thời gian ngắn. Do nhóm này, có thể giải phóng ra khí ethylene được gọi là "hormone chín" ở trái cây, khí này có thể làm chính bản thân nó chín mà còn tác động đến các trái cây lân cận đều cùng chín sau thời gian ngắn tuỳ loài. Nhóm này gồm: táo, chuối, đào, bơ và lê...
Nhóm thứ hai, là các loại trái cây "non-climacteric". Đây là nhóm trái cây sau khi hái khỏi cành cây, chúm sẽ không thể tiếp tục chín hoặc mất thời gian rất dài để chín sau khi thu hoạch. Nhóm này gồm: quả mâm xôi, anh đào, dứa, dưa hấu...
Vì vậy, khi lựa chọn trái cầy chúng ta cần biết chúng thuộc nhóm trái cây nào? Nếu là chúng thuộc nhóm trái cây "climacteric" thì chúng ta lựa các trái có mức độ chín vừa phải vì khi mang về chúng sẽ tiếp tục chín sau một thời gian ngắn. Ngược lại, trái cây thuộc nhmóm "non-climacteric"chúng ta nên lựa các trái cây đã đạt độ chín nhất định, để đảm bảo hương vị và độ ngọt nhất định, vì biết rằng chúng sẽ khó tiếp tục chín hoặc xãy ra tình trạng "chín héo" làm giảm chất lượng của chúng dù bạn sơ chế và bảo quản đúng cách. Nếu bạn không thể biết chắc trái cây mình mua nằm trong nhóm loại nào thì hãy chọn những quả chín ngon để không phải bỏ lỡ hương vị của chúng.
Chọn mua trái cây trái mùa
Đa phần trái cây đều có mùa chín nhất định trong năm, trái cây vào đúng mùa sẽ say quả và thơm ngon nhất bởi chúng chín theo đúng tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác tác động.
Hiện nay do có nhiều cách khác nhau mà bạn vẫn có thể tìm được những loại trái cây yêu thích dù chưa đến mùa, khi định mua những loại trái cây trái mùa này bạn cần lưu ý rằng nó sẽ không ngon và chất lượng như lúc trong mùa, giá cả cũng bị đẩy lên cao hơn bình thường.
Quá quan trọng vẻ ngoài
Mọi người thường có thói quen "né" những trái cây có ngoại hình không được đẹp, da không căng bóng, héo úa hay bị dập. Nhưng thực ra không phải cứ bề ngoài xấu là không ngon hay dinh dưỡng kém.
Nhiều loại tuy bề ngoài da có sần sùi hay không được hoàn hảo nhưng chất lượng vẫn không khác, đôi khi còn ngon hơn, ngọt hơn, tốt hơn những trái có bề ngoài trơn bóng. Vì thế, khi chọn trái cây đừng vội bỏ qua những quả có vẻ ngoài không đẹp.
Chỉ chọn mua những quả tươi
Nhiều người khi chọn trái cây chỉ chọn trái cây tươi mà tránh xa các loại trái cây đông lạnh, không hẳn lúc nào trái cây tươi cũng là lựa chọn tối ưu. Thực ra trái cây đông lạnh cũng chính là các quả mọng được làm lạnh sau khi thu hoạch để bảo quản được lâu hơn.
Trái cây tươi nếu không được bảo quản đúng cách sẽ nhanh mất đi chất dinh dưỡng vốn có, khó đảm bảo được chất lượng trong quá trình vận chuyển.
Vì thế không có lý do gì phải bỏ qua những trái cây đông lạnh khi chúng vừa có giá thành rẻ hơn lại có thể bảo quản được lâu hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Sai lầm khi sơ chế và bảo quản trái cây
Không rửa trái cây
Việc rửa trái cây sau khi mua về là cần thiết, dù bạn có ăn chúng liền hay mang chúng đi bảo quản trong tủ lạnh thì vẫn phải rửa chúng qua nước sạch.
Nếu bạn quên đi việc rửa mà cho vào tủ lạnh, đồng nghĩa với việc bạn đang mang vi khuẩn trên vỏ trái cây vào trong chiếc tủ lạnh của mình.
Cắt trái cây trước khi rửa
Không nên cắt trái cây khi chúng chưa được rửa sạch, nếu trái cây chưa được rửa mà bạn gọt vỏ hay cắt sẽ làm vi khuẩn trên lớp vỏ, bám vào lớp thịt trái cây, mà bỏ vừa rũ bỏ lớp vỏ xuống. Thay vào đó hãy rửa trái cây trước, sau đó hãy gọt và cắt chúng ra.
Rửa quá sạch trước khi bảo quản
Nếu bạn rửa trái cây sau đó mang đi bảo quản thì không nên rửa quá sạch, nhất là trái cây chín, bởi sau khi rửa mà không được để cho ráo trước khi cho vào tủ lạnh, độ ẩm trong nước sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển, đẩy nhanh tốc độ hư, hỏng của trái cây.
Hãy rửa nhẹ nhàng để tránh làm trái cây bị va chạm và để cho ráo trước khi cho vào tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.
Cho tất cả trái cây vào tủ lạnh
Không phải loại trái cây nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh, thói quen cho tất cả các loại trái cây vào tủ lạnh là không tốt.
Có những loại khi cho vào tủ lạnh còn làm đẩy nhanh quá trình bị hư của trái cây, nhiều loại lại ngon hơn khi để ở nhiệt độ thường, ví dụ như: chuối, dứa, quýt... bạn chỉ cần bảo quản nhiệt độ thường là được, không cần cho vào tủ lạnh.
Những điều cần lưu ý trước khi bảo quản lạnh
Làm sạch
Như đã trình bày bên trên, trái cây trước khi cho vào tủ lạnh bạn cần phải loại bỏ những quả bị hỏng, quá chín, hoặc dùng dao cắt đi phần bị hỏng là được. Bạn cần sử dụng dao và thớt sạch, để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Bên ngoài trái cây có tồn tại một lớp kháng thể tự nhiên giúp bảo vệ quả trước sự lây lan của vi khuẩn gây hại, do đó bạn hạn chế không nên mang trái cây đi rửa trước khi cho vào tủ lạnh nhất là những quả có lớp vỏ mỏng như táo, xoài..... Thường thì sau khi rửa sạch nên dùng ngay để đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể dùng khăn giấy lau sạch phần bụi bẩn bấm bên ngoài vỏ của những loại trái cây rồi cho vào tủ lạnh.
Lựa chọn dụng cụ bảo quản
Túi lưới là một dụng cụ tuyệt vời giúp bạn lưu trữ trái cây một cách an toàn, thuận tiện. Túi lưới vẫn duy trì được độ thông thoáng, giúp bề mặt trái cây tiếp xúc với không khí lạnh mà không bị bí bách. Đồng thời hạn chế sự va dập trong quá trình sắp xếp.

 

Hình: cách bảo quản dâu tây đặt trong hộp, phía dưới lót gấy mịn (Ảnh internet)

Với túi lưới bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay các chợ truyền thống.
Bạn có thể dùng túi nilong hoặc dạng hộp chứa, nhưng phải đảm bảo không khí được thông thoáng, tránh tình trạng bịt kín.
Bạn có thể chủ động tạo các lỗ thủng thoáng khí trên bao nilong (khoảng 20 lỗ), tạo điều kiện thích hợp giúp việc bảo quản trái cây trong tủ lạnh tốt hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng giấy báo, cẩn thận bọc kín từng loại trái cây cây riêng biệt. Lớp giấy báo mỏng giúp bảo vệ trái cây không bị dập, hạn chế bị trái cây bị hút nước, giúp trái cây tươi lâu hơn.
Sắp xếp các ngăn bảo quản trong tủ lạnh
Việc sắp xếp một không gian phù hợp là việc làm cần thiết trước khi đặt trái cây vào tủ lạnh. Một lưu ý quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ là không nên đặt trái cây và rau củ nằm cạnh nhau.
Khi trái cây chín sẽ sản sinh ra chất khí gọi là etylen, đóng vai trò như một chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy quá trình hư hỏng của rau củ.
Do đó việc bạn cần làm đầu tiên là sắp gọn rau củ vào 1 ngăn, thức uống vào riêng 1 ngăn và dành riêng biệt 1 ngăn cho trái cây, hạn chế sự tác động của chúng đến nhau.
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản trái cây, rau củ là 3,30 đến 5,60C. Bạn có thể lưu ý để tự điều chỉnh cho phù hợp.
Thời gian một số loại trái cây phổ biến
Mỗi loại trái cây khác nhau đều có thời gian và cách bảo quản khác nhau, để tất cả trái cây đều có thể duy trì được lâu hơn. Bạn có thể tham khảo thông tin ngay sau đẩy để liên hệ đến cách bảo quản hợp lý nhé:

Tên trái cây

Cách bảo quản đúng

Thời gian tối đa

Táo

Cho vào túi lưới rồi để vào tủ lạnh ngay sau khi vừa mua.

3 tuần

Chuối

Để chuối ở bên ngoài, trong một túi giấy cho đến khi chín, sau đấy mới cho vào tủ lạnh để giữ chuối được lâu hơn.

5 ngày

Để trong một túi giấy cho đến khi mềm, rồi mới cho vào tủ lạnh.

3 ngày

Để trong một túi giấy cho đến khi chín, rồi mới cho vào tủ lạnh.

5 ngày

Ổi

Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về

5 ngày

Kiwi

Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về

4 ngày

Đu đủ

Để chín ở nơi thoáng mát rồi mới cho vào tủ lạnh.

1 tuần

Chanh

Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về.

3 tuần

Xoài

Để trong một túi giấy ở bên ngoài cho chín rồi mới cho vào tủ lạnh.

4 ngày

Nho

Bảo quản khô, trong túi có đục lỗ để không khí lưu thông tốt.

5 ngày

Có thể cần để chín ở nhiệt độ phòng trước khi cho vào tủ lạnh.

5 ngày

Cà chua

Tốt nhất chỉ nên cho vào tủ lạnh khi có dấu hiệu gần hư hỏng.

1 tuần

Dâu tây

Cho vào hộp thuỷ tinh (như hình bên trên)

7 ngày

Một số lưu ý khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh
Chỉ cho vào tủ lạnh khi quả đã chín
Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ kiềm hãm lại quá trình chín tự nhiên của trái cây, giúp trái cây giữ được độ tươi mới trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó nếu bạn đặt những quả trái cây chưa chín vào tủ lạnh, nhiệt độ thấp khiến chúng ngưng quá trình chín và trực tiếp gây hư hỏng.
Không phải loại quả nào cũng thích hợp bảo quản trong môi trường tủ lạnh, trong đó có cà chua, dưa hấu... Nhiệt độ thấp có thể khiến chất lượng quả bị giảm đáng kể do bị hút nước làm mất hương vị.
Những loại trái cây có chứa nhiều đường hoặc loại quả mềm như chuối, bơ ... nên được lưu trữ bên ngoài đến khi chín mới được cho vào tủ lạnh tiếp tục bảo quản.
Không để các thực phẩm hay các loại trái cây đè lên nhau

Trong thời gian bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn đặt trái cây nằm chồng lên nhau, có thể khiến quả phía dưới bị dập, nhanh hư hỏng và dễ dàng lây lan tình trạng hỏng sang những quả cận kề.
Thay vào đó bạn nên trải đều, tạo khoảng trống nhất định giữa từng quả trái cây, tăng độ thông thoáng và hạn chế tối đa sự va dập cho trái cây.
Để ở nơi dễ thấy

Trái cây mới mua về và trái cây đã được bảo quản trước đó nên có sự sắp xếp rõ ràng, có sự phân biệt nhất định. Bạn nên đặt những loại quả vừa mua còn tươi mới vào phía trong và chuyển các loại trái cây cũ hơn về phía trước để tiện cho quá trình sử dụng.
Đồng thời sự sắp xếp hợp lí có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tình trạng quả, kịp thời loại bỏ những quả sắp hoặc đã hư, hỏng.

Mỹ Lệ