Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 12921465
Số người đang truy cập: 42

Kỹ Thuật KNKN

Giải pháp khắc phục những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu
Xác định những thách thức về môi trường và BĐKH của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đưa ra các giải pháp khắc phụ là nội dung thảo luận của bài viết dưới đây.

Như chúng ta đã biết, việc biến đổi khí hậu (BĐKH) hoàn toàn mang đến những hiệu ứng xấu cho sự phát triển của sinh vật trên toàn trái đất, dẫn đến mất đa dạng sinh học. Trong đó lượng CO2 trong khí quyển tăng cao gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần trở nên ít đi, môi trường sinh thái bị hạn chế và đó là lý do gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật đang đến bờ vực nguy cơ bị tuyệt chủng.
BĐKH ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và mức độ tác động. Sự xâm nhập mặn đã làm diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp; các đợt hạn hán kéo dài, nhiệt độ đột ngột tăng cao, tỷ lệ thuận với nhiệt độ nóng lên chính là sự thiếu hụt của tài nguyên nước, lượng nước phục vụ sinh hoạt hay tự nhiên cũng bị cạn theo. Không những thế còn làm băng tan khiến mực nước biển dâng cao gây ra những thiên tai như lũ lụt, sóng thần hay nắng nóng kéo dài.

Hình: Biến đổi khí hậu tác động đến nuôi trồng thuỷ sản (Ảnh Internet)

Những tổn thất kinh tế do tác động của BĐKH cộng với các chi phí khắc phục thiệt hại làm giảm mức tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Liên Hợp Quốc công bố mới đây nhận định, đến năm 2030 nền kinh tế toàn cầu có thể mất hơn 2.000 tỷ USD do BĐKH và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Số liệu của Tổ chức phi chính phủ Oxfam cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển có thể bị thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050.
Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) có hệ thống cảng biển nằm trong nhóm cảng biển số 4, vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động, sáng tạo, là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước. Hệ thống cảng container hiện đứng thứ 32 trên thế giới về công suất và đứng thứ 12 về chỉ số hoạt động tốt nhất; với năng lực vận chuyển chiếm 45 - 50% hàng hóa xuất nhập khẩu và chiếm tới 70% tổng lượng hàng container của cả nước.
Tuy nhiên, BR-VT đã và đang phải chịu áp lực lớn từ ô nhiễm môi trường và tác động của BĐKH ngày càng gia tăng. Việc xác định các thách thức về môi trường và BĐKH của tỉnh là rất cần thiết trong bối cảnh lập quy hoạch Vùng, để từ đó có các giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm phát triển bền vững cho ĐNB.
Để giải quyết các vấn đề thách thức về môi trường và BĐKH đối với BRVT, cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp như sau:
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị tập trung tại các khu vực thị trấn, thành phố, nơi tập trung đông dân cư. Ứng dụng các biện pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp để cải tạo, xử lý ô nhiễm các hồ, sông, kênh. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu cho cây trồng, khuyến khích áp dụng các mô hình canh tác "xanh". Các trang trại chăn nuôi và các lò mổ phải có hệ thống xử lý nước thải riêng.
Áp dụng, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các ngành sản xuất để giảm chất thải, giảm ô nhiễm môi trường; chú trọng các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn kết với giảm phát thải khí nhà kính.
Tăng cường huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Giải pháp hạn chế sụt lún đất
Rà soát, cập nhật và ban hành mới các cơ chế, chính sách, chế tài về quản lý, khai thác tài nguyên nước dưới đất.
Xác định, khoanh vùng và công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất, ngưỡng khai thác nước dưới đất; thực hiện chặt chẽ việc cấp phép khai thác nước dưới đất, nhất là ở các khu vực có khả năng sụt lún cao.
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng hiểu rõ nguyên nhân gây sụt, các tác động của sụt đất đến đời sống cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp phòng tránh, khắc phục khi có sụt lún đất xảy ra.
Giải pháp hạn chế xâm nhập mặn
Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích xây dựng công trình chuyển nước, trữ nước, cấp nước sinh hoạt, góp phần bảo đảm cân đối được nguồn nước ngọt ở quy mô thôn, xã, huyện, đặc biệt là cho vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt là vùng không chủ động được nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng (thủy sản - cây ăn trái - lúa). Lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ. Mở rộng diện tích, quy mô phát triển ngành thủy sản nước lợ, phát triển kinh tế theo phương châm sống chung với nước lợ, nước mặn.
Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi đã có, xây dựng hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản, để chủ động kiểm soát triều, xâm nhập mặn.
Giải pháp hạn chế ngập lụt tại địa phương
Tăng cường liên kết, hợp tác khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực dự báo phục vụ công tác xóa, giảm ngập nước.
Tập trung nghiên cứu rà soát những khu vực trũng thấp có thể tận dụng để xây dựng các hồ điều tiết giảm ngập, tăng dung tích trữ nước, tạo cảnh quan đô thị; giữ lại những khu vực ngập tự nhiên, nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế thích ứng với điều kiện tại khu vực ngập nước tự nhiên.
Triển khai các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn để giữ nước, giảm tốc độ dòng chảy, ngăn ngừa xói lở; tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven bờ, cửa sông.
Giải pháp về liên kết vùng trong bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH
Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trong Vùng và đẩy mạnh vai trò của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai để triển khai các giải pháp tăng cường vai trò điều phối, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước mặt; tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ trong xử lý nước thải; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường trên lưu vực.
Tăng cường hợp tác, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, các thành tựu khoa học - công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trong xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, bao gồm cả các kịch bản, bản đồ về BĐKH, thiên tai.

Trang Trình