Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15212325
Số người đang truy cập: 14

Kỹ Thuật KNKN

Bệnh do ký sinh trùng trên dê
- Bệnh sán lá gan - Bệnh ghẻ - Giun hai đầu - Giun nâu

Bệnh sán lá gan (Fascioliosis = bệnh Douve)

Do sán lá có tên Fasciola gigantica, F. hepatica) ký sinh ở ống mật của gan trâu bò dê có thể lây cho người. Sán giống hình lá cây mai tứ quý non, màu đỏ, đầu nhọn, kích thước 30x12 mm, đẻ rất nhiều trứng thải qua phân thành ấu trùng sống trong ao đầm, ruộng rồi chui vào sống trong ký chủ trung gian là ốc Limnea viridis, L. sinhoei, sau đó chui ra khỏi ốc bám vào cây cỏ dê, trâu, bò, người ăn phải sẽ bị nhiễm thành sán kí sinh ở ống mật, túi mật của gan gây tiêu chảy cấp, gầy yếu, thiếu máu, suy nhược, chậm lớn dễ bị các bệnh khác tấn công. Gan bị tổn thương nên kiểm tra và xổ sán lá gan bằng Triclabendazole, Albendazole, Dertil –B, Fasciorannida 2 năm/lần.

- Diệt ốc bằng sulfat đồng 3-4 (phần ngàn), vào cây trong ao hồ, rắc bột khử trùng đồng cỏ.

- Ủ phân diệt trứng và ấu trùng.

Chúng có thể nhiễm chéo giữa dê, cừu, trâu bò gây tiêu chảy, thiếu máu, sụt cân, phù thủng – đột tử nếu nặng, dễ nhiễm trùng thứ phát, giảm sản lượng sữa.

Trong vùng nuôi có nai và ốc có thể dê bị nhiễm sán lá Fascioloides magna cũng có tác hại như sán lá gan.

Giun kết hạt Oesophagustomum spp: gây tiêu chảy suy nhược.

Strongyloides spp: giun lươn lây qua da, qua sữa.

Trichusris spp: gây tiêu chảy giảm cân.

Trị liệu bằng: Thiabedazole, Fenbendazole, Albendazole, Levamisole, pyrantel, Avermectin, milbenzycine, Salycilanilides, Closantel, Rafoxanide.

Bệnh ghẻ: do nhiều loài

Sarcoptes scabiei var ovis

Chorioptes caprae

Psoroptes cuniculi gây ghẻ tai cho dê

Demodex caprae

Dê bị ghẻ do loài Sarcoptes scabiei var ovis gây ra

Thường dùng Ivermectin tiêm 2 lần cách quảng 7 ngày liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể pha runnel trong propylene glycol, hoặc chế phẩm bột lưu huỳnh.

Ngoài ra, cũng cần quan tâm diệt chấy, rận, ve, ruồi đốt, muỗi… Chúng hút máu và lây truyền nhiều thứ bệnh cho dê.

Giun hai đầu (Haemonchus contortus, H.placei)

đây là kẻ thù số một của dê. Giun đực và giun cái sống ở dạ muối khế (Omasum) giao phối với nhau, dính nhau liên tục, hút máu, con cái hút máu nhiều và mang đầy trứng nên có màu đỏ, màu trắng giống như biểu tượng của tiệm làm tóc (Barber pole worm = twisted wire worm) chúng sinh sản liên tục mỗi ngày đẻ từ 5000 – 10.000 trứng, theo phân ra ngoài, sống trong lọn phân dê ở đồng cỏ biến thành ấu trùng giai đoạn 2 và giai đoạn 3, bám trên lá cỏ sẵn sàng lây nhiễm cho dê. Nếu mật độ giun đến 10.000 con trong dạ dày sẽ giết chết dê, nếu nhiễm ít cũng gây tổn thương dạ dày tuyến làm sự tiêu hóa kém, dê có thể trạng yếu. Nên kiểm tra niêm mạc mắt nếu thấy nhợt nhạt (thiếu máu) hoặc sưng hàm (bottle jaw) kết hợp khám tử sẽ thấy giun trong dạ múi khế (giun tròn: nematodes) kích thước bằng sợi tóc dài 2 – 2,5 mm, dùng Fenbendazole trị liệu nhưng phải ngưng thuốc trước khi hạ thịt dê 14 ngày và khai thác sữa 4 ngày để tránh tồn dư thuốc trong thịt và sữa.

Giun nâu (Ostertagia circumcineta = Teladorsagia circumcinema)

Giun ký sinh ở dạ dày sinh sản lây truyền như giun hai đầu H. placei gây hại lớn về kinh tế, gây chết dê.

Ngoài ra, còn có các loài ký sinh trùng như:

- Tri chostrongylus axei

- Trichostrongylus, Nesmatodirus spp

- Bunostomum trigonocephalum

- Oesophagostomum columbianum

- Cooperia curticei

- Strongyloides papillosus

- Trichuris ovis

- Chabertia ovina

Các loại thức ăn có chất chát (tanin) và oxit đồng cũng là chất hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng.