Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15223132
Số người đang truy cập: 35

Kỹ Thuật KNKN

Nhện hại bưởi và cách phòng trừ

Nhện đỏ (Panonychus citri)

Phát sinh quanh năm, hại lá là chính, chủ yếu vào vụ đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vòng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. Nếu nhện đỏ gây hại nặng lá cây bạc ra, cành lá non bị vàng. Khi cây đã cho quả, ở thời kỳ quả non tháng 1, 2 nếu có nhện đỏ ăn vào phần vỏ quả sau này quả bị rám (màu xám đen).

Hình: Nhện đỏ gây hại trên là bưởi (ảnh sưu tầm)

Nhện rám vàng (Phyllocoptura oleivora)

Nhện rám vàng tập trung chích hút dịch trên vỏ quả, làm vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn. Ðây là loài nhện gây hại quan trọng nhất hiện nay trên cây bưởi. Nhện có thể gây hại trên quả, lá và cành nhưng gây hại quan trọng nhất là trên quả. Nhện gây hại từ khi quả vừa mới đậu cho đến khi thu hoạch, tuy nhiên nhện tập trung mật độ rất cao trên quả non. Gây hại bằng cách hút dịch của vỏ quả (trái), tập trung nhiều trên phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá. Sự ăn phá của nhện trên vỏ trái làm trái bị rám và có hiện tượng da lu (mầu nâu, nâu đen, hoặc mầu đồng đen) và da cám (vỏ hơi bị sần sùi hoặc không trơn láng, mầu nâu xám, xám trắng hoặc xám bạc). Khi mật độ nhện cao, vỏ trái và lá như bị phủ một lớp lông sần sùi. Trái bị gây hại thường có vỏ dầy hơn bình thường và có kích thước nhỏ hơn các trái không bị gây hại. Khi mật độ cao, nhện vàng cũng gây hại trên lá và cành non. Do chu kỳ sinh trưởng rất ngắn nên nhện vàng có khả năng bộc phát rất nhanh. Phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài vài tháng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác).

Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Banks)

Nhện trắng là loài đa thực, gây hại nhiều loại thực vật, trong đó có các loài cây bưởi. Nhện trắng sống ở mặt dưới lá non, trong kẽ lá, búp ngọn non, nụ hoa, quả non. Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu xám trắng ở trên vỏ quả. Nhện trắng làm lá non và búp non chùn lại. Nhện trắng thường tấn công phần vỏ trái non nằm trong tán lá, khi trái bị hại, bề mặt vỏ trái bị mất màu, giống như triệu chứng da cám.

Biện pháp phòng, trừ

Trong tự nhiên, nhện đỏ, nhện rám vàng và nhện trắng có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch.

Phòng chống:

- Bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ hợp lý trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu.

- Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.

- Bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch tự nhiên.

Phòng trừ:

Phun nước lã thường xuyên lên cây vào những ngày nắng nóng, hanh khô để làm giảm mật độ nhện; Khi cần thiết thì dùng thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng, pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất… phun ướt cả 2 mặt lá, quả non. Nên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun liên tục 2 - 3 lần với các loại thuốc khác nhau tránh hiện tượng nhờn thuốc đối với nhện đỏ, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.

Thị Trâm