Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 11515732
Số người đang truy cập: 9

Dạy Nghề Nông Nghiệp

Nghề đan lục bình xuất khẩu
Từ những thân cây lục bình thô sơ, ông Lê Văn Đạt ở Khu phố Hải Tân, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền tổ chức cho cả nghìn lao động trên địa bàn tỉnh mỗi năm sản xuất, xuất khẩu hàng trăm container các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thu về đến gần 20 tỉ đồng.
NGHỀ TRUYỀN THỐNG
 
Quê hương Kim Sơn, Ninh Bình của ông Đạt từng là "cái nôi" của nghề đan lát, cói tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Ông Đạt là một trong số những người ở nơi này được thừa hưởng truyền thống quý giá đó. Theo ông Đạt, việc phát triển nghề đan lục bình hiện nay của ông hoàn toàn dựa trên những kỹ thuật vốn có từ nghề đan truyền thống ở quê hương kết hợp với sự nhạy bén của bản thân về nhu cầu thị trường xuất khẩu.
 
Ông Đạt cho biết, so với nghề đan lát, cói, nghề đan lục bình có rất nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như: Nguồn nguyên liệu cây lục bình rất dồi dào, giá thành chỉ bằng 1/3 so với nguyên liệu từ cây cói, lát. Hơn nữa năng suất sản xuất các sản phẩm từ cây lục bình gấp 4 lần (cói, lát sợi nhỏ đan lâu) và đặc biệt vẫn đảm bảo tính mỹ thuật, độ bền, do đó được thị trường tại Úc, Mỹ, Nhật và các nước EU ưa chuộng "Họ thích sử dụng các sản phẩm sinh thái, thân thiện với môi trường" ông Đạt nhận định.
Theo quan sát của chúng tôi, các sản phẩm sản xuất tại cơ sở của ông Đạt hiện nay chủ yếu là các vật dụng gia đình như: giỏ sách các loại, ghế ngồi, nôi nuôi gia súc… và phần lớn các sản phẩm này do tự tay ông Đạt thiết kế, "Chỉ một số ít do nhà nhập khẩu đưa mẫu mã" ông Đạt nói. Hiện nay bình quân mỗi tháng cơ sở của ông Đạt tổ chức sản xuất, xuất khẩu khoảng 15 container (loại 40 fit) hàng và doanh thu mỗi năm cũng khoảng gần 20 tỉ đồng.
 
GIẢI QUYẾT CẢ NGHÌN LAO ĐỘNG NHÀN RỖI
 
Điều mà chúng tôi quan tâm nhất đó là cách thức tổ chức sản xuất của ông Đạt rất đặc biệt, mặc dù có thời điểm đơn hàng nhiều phải cần đến gần cả nghìn lao động, nhưng tại xưởng sản xuất chính cũng chỉ có vài lao động kỹ thuật cao để chỉnh sửa lỗi kỹ thuật và đan các sản phẩm mẫu, còn lại hầu hết các hoạt động sản xuất đều thực hiện tại gia đình các hộ nông dân. Ông Đạt cho biết, tại mỗi địa bàn ông có 1 người làm đầu mối trực tiếp thực hiện công việc giao bán nguyên liệu và thu gom sản phẩm, ông chỉ việc cung cấp nguyên liệu thu mua sản phẩm qua các đầu mối này.
 
Được biết, hầu hết các lao động này phần lớn hiện nay được đào tạo qua các lớp dạy nghề theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ông Đạt cho biết, hơn 3 năm nay Trung tâm Khuyến Công và Trung tâm Hỗ trợ Nông dẫn dân đã đào tạo khoảng 16 lớp cho khoảng hơn 500 lao động, cộng với số trước kia do cơ sở tự đào tạo thì con số này hiện nay lên đến khoảng 1000 thợ lành nghề trên địa bàn tỉnh.
 
Các lao động này hầu hết đều có việc làm và thu nhập ổn định. Anh Nguyễn Thế Anh, một trong những thợ đan  lâu năm ở đây cho biết, hiện nay riêng bản thân anh mỗi tháng thu nhập cũng từ 5 đến 7 triệu đồng, đối với những người khác thu nhập cũng từ 3,5 – 4 triệu đồng, "nhiều người tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm nhưng thu nhập cũng đến gần 2,5 triệu đồng" anh Anh cho biết thêm.
 
Khó khăn lớn nhất hiện nay của ông Đạt là khả năng quay vòng vốn, ông Đạt cho biết khi mỗi lô hàng được nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xong phải mất đến 2 tháng ông mới nhận được tiền, trong khi đó tiền mua nguyên vật liệu và thanh toán tiền công phải thực hiện ngay khi nhận và thu sản phẩm do vậy ông đề nghị cần có chương trình cho vay vốn hợp lý để ông có điều kiện mở rộng thêm quy mô sản xuất so với hiện nay.
 
Hải Điền