Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15451854
Số người đang truy cập: 22

Kỹ Thuật KNKN

Các loại sâu, bệnh hại chính trên lúa
Các loại sâu, bệnh hại chính trên lúa

I.Về các sâu chính phá hại trên lúa gồm có:

Rầy nâu (Nilaparvata Lugens). Hiện nay là các loại sâu hại chính trên lúa. Ngoài việc chích hút nhựa gây cháy rầy (khi có mật số cao, mặc dầu chưa mang virus) và gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (nếu rầy có mang nguồn bệnh virus). Sâu đục thân (Scripophaga incertulas); Có hai loại sâu đục thân: Sâu đục thân hai chấm và sâu đục thân 5 vạch (ta có thể phân biệt dễ dàng khi thấy cánh sâu trưởng thành - bướm có 2 chấm); sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn; Châu chấu, bọ xít dài, sâu keo, sâu cắn gié…

II.Các bệnh chính hại lúa gồm:

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (do rầy nây làm môi giới truyền bệnh). Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzea – có nơi gọi là bệnh cháy lá, bao gồm đạo ôn trên thân lá và đạo ôn cổ bông); bệnh khô vằn (Rhizotonia solani); bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzea - ở miền Bắc thường bị nặng hơn miền Nam); bệnh lem lép hạt (Helminthosporium).

Bệnh bạc lá lúa

Sâu bệnh hại lúa có rất nhiều, trên đây chỉ nêu một số loại chính. Các loại sâu bệnh hại chính đúng là các loại nguy hiểm, phân bố rộng, mức độ gây hại thường diễn ra nghiêm trọng về mặt kinh tế, nếu ta không có biện pháp phòng trừ kịp thời và có hiệu quả. Còn nhiều loại sâu bệnh khác mức độ gây hại nhẹ, nhưng ở các vùng khác lại trở thành nguy hại. Và ngược lại có loại ở vùng này được coi là nguy hại nhưng ở vùng khác, vụ khác thì tác hại không đáng kể.

Ví dụ:

- Sâu keo, sâu cắn gié thường xuất hiện vào thời tiết khô hanh, trên đất cạn, lúc có nhiều sương và hay xuất hiện vào vụ mùa ở các vùng phía Bắc nhưng ít xuất xuất hiện ở các tỉnh phía Nam.

- Bệnh bạc lá lúa ở các tỉnh phía Nam được coi là loại bệnh nhẹ nhưng ở các tỉnh phía Bắc có lúc trở thành bệnh nặng, nhất là vụ mùa hoặc vụ xuân muộn.

- Bệnh vạch nâu/ đốm nâu (hay bệnh tiêm lửa) là bệnh con nhà nghèo, thường phát sinh và phát triển mạnh trên ruộng thiếu ăn, khô nước, có khi do đất có nhiều sắt tạo nên. Thường đó là bệnh nhẹ, nhưng chế độ canh tác lạc hậu thì bệnh lại nặng và thiệt hại kinh tế cũng rất đáng kể.