Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 14050077
Số người đang truy cập: 32

Kỹ Thuật KNKN

Chăm sóc cho cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả

Tạo đợt chồi mới

Sau thu hoạch Tiến hành tỉa cành cắt bỏ những cành không mang quả, cành nằm trong tán, cành sâu bệnh

1 tuần sau cắt tỉa cành: Bón phân lần 1 có hàm lượng đạm và lân cao theo tỷ lệ NPK 2:1: 1, NPK 2: 2: 1 (Liều lượng 2 - 3 kg/cây) kết hợp phân hữu cơ - Tưới nước để phân tan nhanh.

Cơi đọt 2 được 4-5 tuần tuổi: Bón phân lần 2 có hàm lượng lân và kali cao, tưới nước để phân tan nhanh.

Tạo mầm hoa

Cơi dọt 2 được 8-9 tuần tuổi: Lúc này phân bón lần 2 được 30-40 ngày; Tiến hành tạo khô hạn như quét dọn tất cả vật liệu tủ gốc, không tưới nước, tháo cạn nước trong vườn

Phủ bạt nilon: Khi đất bên dưới tán cây đã khô ráo ta tiến hành phủ bạt nilon để tạo khô hạn nhân tạo Sau phủ bạt 1 ngày phun Paclobutrazol; Sầu riêng Monthong, Ri6: Nồng độ 1.200 ppm. Sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép: Nồng độ 1.500 ppm.

Phun phân bón lá Phun phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao MKP, KNO3 hoặc 10-60-10 để lá sớm thành thục, giúp quá trình tạo mầm hoa đạt hiệu quả.

Giai đoạn ra hoa

Giúp cây ra hoa đồng loạt: Khoảng 20-40 ngày sau khi tạo khô hạn thì cây nhú hoa, khi cây ra hoa được 0,5 cm, dở bạt nilon.

Tiến hành tưới nước cách ngày, với liều lượng tăng dần đến mức bình thường giúp hoa phát triển tốt. Chặn đọt non phát triển Nếu cây có đọt non trước khi xổ nhụy 15 ngày thì phun Hi Potassium C30, hoặc 7-5-44-TE để chặn đọt non, giúp hoa thụ phấn, đậu quả tốt. Tăng đậu quả non Trước khi xổ nhụy thì phun phân bón lá chứa Canxi - Bo + Kali theo khuyến cáo để tăng tỷ lệ hoa đậu quả.

• Một số lưu ý khi xủ lý ra hoa: Điều kiện để cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa là cây thật khoẻ mạnh và cân đối dinh dưỡng, có giai đoạn khô hạn liên tục từ 7-14 ngày, ẩm độ 50-60%.

Tỉa hoa:

Cây sầu riêng thường ra nhiều đợt hoa, chỉ nên giữ lại và tỉa thưa hoa của 1 đợt, tỉa bỏ hoa của các đợt khác. Tỉa hoa theo cách nào là tùy thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch quả của nhà vườn. Nhưng giữ lại tất cả các đợt hoa là không nên. Bởi vì, hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến việc thụ phấn, đậu quả.

Hình: Chăm sóc cho cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả (ảnh minh họa)

Tỉa quả:

Công việc tỉa quả có thể được chia làm 3 lần chính như sau: 

Lần 1: tỉa quả vào tuần thứ 2 hoặc 3 sau hoa nở, lần này nên cắt tỉa các loại quả đậu dày đặc trên chùm, quả bị méo mó, quả bị sâu, bệnh;

Lần 2: tỉa quả vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở, cần tỉa những quả có dấu hiệu phát triển không bình thường để có thể điều chỉnh lại sự cân bằng dinh dưỡng giữa nơi cung cấp dinh dưỡng (lá) và nơi tiêu thụ dinh dưỡng (quả) để giúp quá trình phát triển, quá trình tạo thịt quả được thuận lợi.

Lần 3: tỉa quả vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, lần này chỉ cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trưng của giống. Nên giúp cây thụ phấn thêm bằng quét cơ học bắt đầu từ 17 giờ đến 22 giờ (giống Monthong có thể bắt đầu từ 17 giờ, giống Ri6 từ 18 giờ 15,..), để quá trình thụ phấn diễn ra đầy đủ trên bầu nhụy nhằm sản xuất được quả sầu riêng không bị méo mó do thụ phấn không đầy đủ. Thụ phấn bằng cách thu nhị của giống cây cần lấy hạt phấn (cây khác giống) cho vào lọ nhựa và lúc nhị tung phấn, dùng cây cọ mịn quét vào lọ chứa nhị để hạt phấn bám vào cọ, ngay sau đó dùng cọ này quét lên núm nhụy để hạt phấn bám trên núm nhụy của hoa sầu riêng cần thụ phấn nhằm giúp quá trình thụ phấn diễn ra và đậu quả tốt hơn.

Khắc phục hiện tượng sượng cơm

 Do cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển quả hoặc rối loạn dinh dưỡng do mất cân bằng giữa can-xi, ma-giê và kali hoặc ra hoa và đậu quả nhiều đợt hay do ẩm độ đất cao. Giải pháp khắc phục như sau:

- Kích thích ra hoa sớm, tập trung, đồng loạt. - Vườn cây thoát nước tốt, tránh ngập úng. Tránh thu hoạch quả giai đoạn có mưa nhiều.

- Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển quả bằng cách phun MKP (0-52- 34), 50-100 g/10 lít nước (hoặc KNO3 liều lượng 150 g/10 lít nước), 7-10 ngày/lần, giai đoạn từ 3-12 tuần sau khi đậu quả.

- Hạn chế sử dụng phân chứa Clo, phun phân bón lá có chứa Bo giai đoạn 15-20 ngày sau khi đậu quả để hạn chế hiện tượng cháy múi.

- Có thể phun Ca(NO3)2 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu quả. Phun MgSO4 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2. Phun KNO3 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch.

Minh Khang