Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 14046532
Số người đang truy cập: 40

Kỹ Thuật KNKN

Thách thức của nghề nuôi hàu bản địa Long Sơn
Hàu cửa sông (Crassostrea belcheri) hay còn gọi là hàu Long Sơn, là một trong những loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ, từ lâu đã là thương hiệu hàu nổi tiếng với chất lượng thịt hàu ngon, hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao do điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng nuôi.

Loài hàu này là loài bản địa của khu vực xã đảo Long Sơn và các khu vực cửa sông khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chúng là loài ăn lọc tảo, mùn bã hữu cơ trong môi trường nước nên không cần cung cấp thức ăn trong quá trình nuôi, kỹ thuật nuôi đơn giản, giá trị kinh tế cao và quan trọng hơn chúng có khả năng cải thiện chất lượng nước bảo vệ môi trường.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vùng cửa sông nước lợ, môi trường phù hợp cho sinh trưởng của hàu, Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho thấy tiềm năng lớn để phát triển thành trung tâm hàu của khu vực Nam Bộ và cả nước. Trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có khoảng 1.500 hộ dân nuôi hàu với sản lượng hàng năm khoảng 20.000 tấn. Sản phẩm hàu Long Sơn đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước (Theo Chi cục Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu, 2023), đã góp phần phát triển kinh tế, an sinh xã hội, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Hình: Người nuôi hàu đang vệ sinh lống nuôi tại xã Long Long, thành phố Vũng Tàu (Ảnh: Internet)

Nghề nuôi hàu Long Sơn đang đối mặt với thách thức là sự phụ thuộc hoàn toàn vào con giống tự nhiên theo mùa vụ sinh sản mà chưa chủ động được quy trình sản xuất giống nhân tạo. Quy trình nuôi thương phẩm chủ yếu dựa trên hình thức nuôi giàn bãi triều truyền thống trên bãi triều của kênh rạch hoặc cửa sông. Giá thể nuôi hàu là tôn xi măng, lốp cao su… không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không thân thiện với môi trường. Việc khai thác quá mức cùng với sự biến đổi của môi trường đã dẫn đến sự suy giảm nguồn giống tự nhiên, nguồn lợi thủy sản và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ hàu tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Hàu Long Sơn với những lợi thế về hương vị, chất lượng và giá trị dinh dưỡng đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Để phát triển bền vững và phát huy tiềm năng nghề nuôi hàu Long Sơn, sự cần lắm sự chủ động về quy trình sản xuất giống hàu chất lượng cao, ổn định quanh năm và ứng dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tiên tiến so với phương pháp nuôi truyền thống nhằm đảm bảo cung cấp đủ hàu thương phẩm chất lượng, truy xuất được nguồn gốc đáp ứng nhu cầu quanh năm của thị trường, từ đó xây dựng và quảng bá thương hiệu hàu Long Sơn không chỉ ở trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Đứng trước những thách thức trên, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh BR-VT đang đề xuất đặt hàng các đơn vị nghiên cứu "Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo hàu Long Sơn nhằm chủ động con giống quanh năm phục vụ nghề nuôi ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giảm phụ thuộc vào con giống tự nhiên theo mùa" nhằm giúp giảm áp lực khai thác từ môi trường tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái ven biển và tạo điều kiện cho sự phục hồi quần thể hàu tự nhiên, tù đó góp phần bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi hàu tự nhiên các vùng cửa sông trên địa bàn tỉnh.

Đào Thị Thanh