Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 12921939
Số người đang truy cập: 14

Kỹ Thuật KNKN

Biện pháp quản lý Bọ cánh cứng hại dừa
Bọ cánh cứng hại dừa (bọ dừa) là một trong những đối tượng gây hại đặc biệt quan trọng, là thách thức lớn đối với nông dân trồng dừa. Bài viết bên dưới giới thiệu về biện pháo quản lý bọ cách cứng hại dừa.

Tên tiếng anh
Coconut leaf beetle
Tên khoa học
Brontispa longissima
Đặc điểm
Bọ cánh cứng hại dừa là loài côn trùng biến đổi hoàn toàn với 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành.
Giai đoạn trứng: vòng đời 4 – 5 ngày, có hình bầu dục, hơi dẹp, màu nâu sậm, dài khoảng 1,5mm, trứng được đẻ từng quả rời rạc kết dính lại trong kẻ lá của đọt non chưa bung ra, trứng dính chặt vào mặt lá thành hàng dài. Một con cái có khả năng đẻ 120 trứng.
Giai đoạn ấu trùng: vòng đời 30 – 50 ngày, có màu trắng, đầu hơi to so với thân mình, ấu trùng tuổi lớn có thân mình hơi dẹp chuyển sang màu vàng nâu, gồm 13 đốt. Ấu trùng bọ dừa mới nở bắt đầu ăn lá non, ít di chuyển và có xu hướng sợ ánh sáng.
Giai đoạn nhộng: vòng đời khoảng 6 ngày, có màu trắng vàng dài khoảng 9 – 10mm.
Giai đoạn trưởng thành: đầu có màu nâu đậm, có râu dài, ngực màu vàng nâu, cánh trước màu đen, đầu cánh có màu vàng nâu, cánh có ánh kim, trên cánh có các chấm trắng chạy dài dọc theo cánh. Bọ dừa trưởng thành thường sống trong hai đến ba tháng (chúng có thể sống đến 220 ngày).

Hình: Vòng đời của bọ dừa (Ảnh Internet)

Gây hại
Ấu trùng và trưởng thành của bọ cánh cứng hại dừa gây hại bằng cách cạp biểu bì của lá, tạo ra các vệt mau đen song song với gân lá, làm cho các lá bị khô héo, còi cọc. Nếu mật số cao có thể làm chết cây. Bọ cánh cứng hại dừa thường gây hại nặng vào mùa nắng và trên các cây dừa nhỏ, dừa mới trồng.
Các dấu hiệu nhận biết bọ dừa tấn công:
Bọ dừa gây hại mạnh ở những giai đoạn dừa trong vườn ươm hay cây còn non. Ấu trùng của bọ dừa ăn những mảng lớn trên bề mặt lá chét. Khi lá lớn lên, các lá chét cuộn tròn và chuyển sang màu nâu,tạo ra một vẻ ngoài đặc trưng cháy xém và rách nát.
Quan sát lá non trên đọt, nếu thấy lá khô héo, có các vệt nâu dài dọc theo gân lá, nhiều khả năng bên trong có trứng, ấu trùng hay thành trùng của bọ dừa.
Nếu mật số bọ dừa cao, lá mới mọc ra sẽ bị bọ liên tục cắn phá làm cây suy kiệt dần, còi cọc, cho năng suất trái kém, nếu nặng cây có thể chết.
Phương thức phát tán
Bọ cánh cứng hại dừa có thể chủ động phát tán bằng cách bay hoặc bằng con đường vận chuyển dừa giống hoặc do gió.
Biện pháp quản lý
Để hạn chế tác hại của bọ dừa cần kết hợp nhiều biện pháp như sau:
Biện pháp canh tác
Khi chọn mua cây giống nông dân cần kiểm tra kỹ phần đọt xem có bọ dừa hay không.
Loại bọ này thường tấn công vào mùa khô và các cây sinh trưởng kém. vì thế bà con cần tưới nước đầy đủ cho cây vào mùa khô và bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt, tăng khả năng kháng sâu bệnh hơn.
Biện pháp cơ học
Thường xuyên kiểm tra các đọt non để phát hiện và phòng trị kịp thời.
Đối với dừa nhỏ mới trồng có thể bắt thủ công.
Bón phân tưới nước hợp lý để rút ngắn thời gian bung đọt, để hạn chế môi trường sống của bọ cánh cứng hại dừa.
Biện pháp sinh học
Bảo vệ các thiên địch ăn mồi như kiến và bọ đuôi kìm.
Sử dụng ong ký sinh Asecodes hispinarum để khống chế quần thể bọ cánh cứng hại dừa.
Biện pháp hóa học
Bọ cánh cứng hại dừa rất nhạy cảm với tất cả các loại thuốc trừ sâu nhất là các loại thuốc có tính xông hơi và lưu dẫn. Có thể phun một số loại thuốc sau để giệt bọ cánh cứng hại dừa như: Actara 25WG, Anfaza 250WDG, Tata 25WG…
Tóm lại để quản lý tốt bọ cánh cứng hại dừa cần áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp mà ưu tiên là biện pháp sinh học. Phương pháp này có hiệu quả lâu dài không gây ô nhiễm môi trường và an toàn với con người.

Quốc Trình