Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13014221
Số người đang truy cập: 80

Thông Tin Chuyên Ngành

Phê duyệt và triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 18/10/2024 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung và sự tham dự của nhiều bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.

Với thực trạng nước ta hiện nay việc sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc BVTV hóa học và việc phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp cũng như tác động của biến đổi khí hậu… gây nên tình trạng ô nhiễm làm sức khỏe của đất bị suy giảm nghiêm trọng.
Tại hội nghị thứ trưởng Hoàng Trung - chủ trì hội nghị - đã kết luận, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt là ngôi nhà của các hệ sinh thái vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị, tổ chức được phân công thực hiện chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả đề án trong thời gian tới.

Hình: Ảnh hưởng của dinh dưỡng trong đất đến sự phát triển của cây trồng (Ảnh Internet)

Trước đó, ngày 11/10/2024, Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã phê duyệt "Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 3458/QĐ-BNN-BVTV. Đề án được phê duyệt với mục tiêu ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái nông nghiệp xanh, bền vững, carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các nhiệm vụ từ đề án đề ra bao gồm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng; Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính và sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực; Xây dựng bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng; Xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác hợp lý gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, giảm thất thoát dinh dưỡng trên loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và sự quan tâm của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng từ Trung ương đến địa phương.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã đề ra giải pháp để thực hiện gồm các giải pháp về cơ chế, chính sách; khoa học, công nghệ và khuyến nông; chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng; thông tin, truyền thông; đào tạo, tập huấn; hợp tác công tư; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra và đánh giá, giám sát…
Theo đề án, đến năm 2030 sẽ đạt các mục tiêu: Hoàn thiện được bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng bón cho các cây trồng chủ lực; Xây dựng được bộ chỉ tiêu và thang phân các loại đất chính và sử dụng phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt; Xây dựng, hoàn thiện được quy trình canh tác hợp lý gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, giảm thất thoát chất dinh dưỡng trên các loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và sự quan tâm của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng từ Trung ương đến địa phương.

Thanh Long