Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15354578
Số người đang truy cập: 20

Thông Tin Chuyên Ngành

Tăng cường đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và đa dạng các sản phẩm nông nghiệp

Theo ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tỉnh sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Đại diện Chi cục Trồng trọt cho biết, trong thời gian qua, để thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp đã thúc đẩy và đa dạng các hình thức tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, cũng như các quy trình sản xuất bắt buộc phải thực hiện.

Theo các chuyên gia, Chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động được liên kết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm; nó bao gồm các tác nhân và hành động nhằm cải thiện sản phẩm đồng thời liên kết các nhà sản xuất hàng hóa với các nhà chế biến và thị trường. việc tìm cách cải thiện chuỗi giá trị có thể rất quan trọng để nâng cao thu nhập của các chủ sở hữu nhỏ. Nếu không liên kết với thị trường, họ là chỉ sản xuất để tự cung tự cấp. Thị trường tốt hơn có thể đưa họ thoát nghèo. Nhưng để thực hiện bước nhảy vọt này đòi hỏi nhiều kiến thức hơn và nhiều tác nhân trong chuỗi giá trị có thể giúp cung cấp thành phần quan trọng này. Do đó, xu thế phát triển của thế giới

Thông điệp của nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp nổi tiếng trên thế giới đó là: "Từ trang trại đến bàn ăn", thông điệp này đang là giải pháp làm thay đổi tất cả những manh mún, đứt gãy trong chuỗi giá trị rời rạc lâu nay trên thị trường sản phẩm nông nghiệp, bởi mô hình này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu cây, con giống, sản xuất nguyên liệu đầu vào, chế biến và cung ứng thực phẩm...

Tất cả sẽ phải đảm bảo sự liên thông, minh bạch, đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt của một chuỗi giá trị nông nghiệp đúng nghĩa đặt ra. Đây được xem là mô hình mà hầu hết các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đang theo đuổi, đặc biệt là các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững.

Mô hình này cho phép khắc phục những hạn chế tồn tại lâu nay của người sản xuất nhỏ lẻ đó là: mức độ liên kết của các tác nhân trong chuỗi chưa thực sự bền vững do những bất cập về phân chia quyền lợi cũng như giải quyết các vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm. Đặc biệt, những người chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu một tổ chức, pháp nhân (như Hợp tác xã) đại diện cho mình thực hiện các công việc đàm phán về quyền lợi, cũng như thông tin về yêu cầu các dòng sản phẩm, giá cả thị trường và giúp họ điều tiết các kế hoạch sản xuất, đáp ứng các quy chuẩn chất lượng của các nhà chế biến, thông qua đó hình hình chuỗi liên kết giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm bền vững.

Hình: Nhiều hộ chăn nuôi đã nâng cấp cơ sở của mình thành trang trại
 với quy mô lớn hơn trước kia

Về phát triển ngành nghề nông thôn, tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 3.577 hộ/cơ sở tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Tổng số lao động tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trên 11.000 người chiếm gần 2% lao động của tỉnh; trong đó số lao động thường xuyên chiếm 75%. Nhóm nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ (đồ gỗ, mây tre đan,…cơ khí nhỏ) có số lượng lao động tham gia nhiều nhất, kế đến nhóm nghề chế biến, bảo quản, nông lâm thủy sản. Thu nhập bình quân đạt hơn 61 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn đạt hơn 3.698 tỷ đồng; trong đó, nhóm ngành chế biến, bảo quản, nông lâm thủy sản có giá trị sản lượng lượng lớn nhất đạt trên 1.580 tỷ đồng, chiếm 42,7%.

Được biết, tại Quyết định 2388/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó, một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và đa dạng các sản phẩm nông nghiệp là: Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; phát triển các mô hình sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến; thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Cụ thể:

- Khuyến khích thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn dựa vào doanh nghiệp nhằm phát triển các loại hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả tạo động lực thúc đẩy phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.

- Tìm kiếm các doanh nghiệp có đủ năng lực để xây dựng chuỗi sản xuất từ khâu sản xuất đến thu mua - sơ chế, chế biến - tiêu thụ theo từng ngành hàng (cây, con) chính của tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn (Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi kinh tế hộ gia đình thành kinh tế trang trại và doanh nghiệp,...).

- Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập. Hàng năm xây dựng từ 01 - 03 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, địa bàn để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học... cùng với hợp tác xã, nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị sản xuất trong mô hình liên kết.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật hợp tác xã; nghiên cứu cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế hợp tác, thành lập các Hiệp hội, Hội quán theo các ngành hàng; phát triển mô hình liên kết, hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với các hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.

- Hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, thủy sản, ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

- Phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp nông thôn. Thực hiện kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp phát triển phần mềm quản lý sản xuất, ghi chép nhật ký sản xuất,… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ số trong quản lý sản xuất, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bán hàng trên nền tảng số,…

NT Bảo