Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13768705
Số người đang truy cập: 35

Kỹ Thuật KNKN

Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ vật nuôi sang người có nguyên nhân từ virus, phòng và điều trị
Hiện nay, trên thế giới đang phải đương đầu với sự xuất hiện và lan truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong số đó, hơn 61% bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ động vật. Thêm vào đó, 75% các vấn đề sức khỏe mới được phát hiện trong thập kỷ qua thuộc nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người. Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người như: Cúm gia cầm, COVID-19, bệnh dại, sốt xuất huyết, các bệnh viêm não - viêm màng não, liên cầu heo… Bài viết bên dưới thống kê 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật sang người có nguyên nhân từ virus, giải pháp phòng và điều trị.

Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật sang người có nguồn gốc từ virus
1. Bệnh dại
Đây là một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến hệ thần kinh của động vật có vú. Virus là tác nhân chính gây bệnh và có khả năng lây truyền cao khi động vật nhiễm virus cắn người hoặc động vật khác.
Nguyên nhân: do virus dại, Chi Lyssavirus, Họ Rhabdoviridae
Động vật chủ: Gia súc, ngựa, mèo, chó, dơi, khỉ, chó sói, chồn hôi, thỏ và chó sói đồng cỏ.
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Hệ thần kinh.
2. Bệnh Newcastle
Nguyên nhân: do Paramyxovirus, Chi Avulavirus, Họ Paramyxoviridae
Động vật chủ: Gia cầm và chim hoang dã
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Viêm kết mạc.
3. Cúm gia cầm
Nguyên nhân: do Virus cúm A, Chi Alphainfluenzavirus, Họ Orthomyxoviridae
Động vật chủ: Vịt, gà, gà tây, chó, mèo, heo, cá voi, ngựa, hải cẩu và chim hoang dã.
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Các triệu chứng giống cúm, tiêu chảy và viêm phổi.
4. Bệnh do virus Ebola (Sốt xuất huyết Ebola)
Nguyên nhân: do Ebolavirus thuộc chi virus Ebola, Họ Flaviviridae
Động vật chủ: Khỉ, khỉ đột, tinh tinh, vượn và linh dương hoang dã.
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Sốt, suy nhược nghiêm trọng, đau cơ, nhức đầu, đau họng, xuất huyết, nôn mửa, tiêu chảy, suy thận và suy gan.

Hình: Bệnh sốt xuất huyết Ebola là bệnh đặc biệt nguy hiểm, có 50% ca mắc bệnh bị chết (Ảnh Inernet)

5. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)
Nguyên nhân: do irus corona SARS (SARS-CoV), Họ Coronaviridae
Động vật chủ: Dơi, chó, mèo, chồn, chồn nâu, hổ và sư tử
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: ác triệu chứng giống cúm, sốt, đau cơ, các trường hợp nghiêm trọng tiến triển thành bệnh đường hô hấp và viêm phổi
6. Sốt xuất huyết
Sốt rét và sốt xuất huyết là 2 trong số rất nhiều bệnh lây truyền từ động vật sang người mà cụ thể là từ muỗi lây sang cho con người xảy ra biến nhất ở Việt Nam.
Nguyên nhân: do Flavivirus thuộc chi virus Dengue, Họ Faviviridae
Động vật chủ: Khỉ và chó.
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Sốt cao, phát ban da, xuất huyết da và sốc.
7. Sốt Zika
Nguyên nhân: do virus thuộc chi virusZika, Họ Faviviridae
Động vật chủ: Vượn và khỉ.
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Sốt, đau và viêm kết mạc.
8. Sốt Tây sông Nin
Nguyên nhân: do virus thuộc chi virus West Nile, Họ Flavivirus
Động vật chủ: Ngựa, chim và bò sát
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Đau đầu, phát ban da, sưng hạch bạch huyết, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, run rẩy, co giật và tê liệt
9. Bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
Nguyên nhân: do HIV, chi Lentivirus, Họ Retroviridae
Động vật chủ: Khỉ và tinh tinh
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Suy giảm miễn dịch, các triệu chứng giống cúm, sốt, ớn lạnh, phát ban, đổ mồ hôi đêm, đau nhức cơ, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết

10. Bệnh đậu khỉ
Nguyên nhân: do Virus đậu khỉ, Chi Orthopoxvirus, Họ Poxviridae
Động vật chủ: Sóc, chuột săn trộm Gambia, chuột sóc, nhiều loài khỉ khác và nhiều loài khác.
Các triệu chính chính, hệ thống hoặc cơ quan liên quan: Sốt, tổn thương đậu mùa trên da.
Phòng và trị bệnh truyền nhiễm do virus
Phòng bệnh truyền nhiễm
Phòng bệnh bằng vắc xin theo cơ chế kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại mầm bệnh khi virus xâm nhập vào cơ thể.
Hầu hết các bệnh truyền nhiễm có tác nhân là virus dường như chưa có thuốc điều trị trực tiếp, hiệu quả mà giải pháp chính là phòng người và tiêm chủng Vắc xin. Khi mắc phải giải pháp điều trị chủ yếu là tăng cường sức đề kháng của cơ thể đặc biệt là tăng cường sức đề kháng tại cơ quan, tế bào đích mà virus khu trú; đồng thời sử dựng kháng sinh phòng các bệnh truyền nhiễm khác do vi khuẩn cơ hội tấn công khi sức đề kháng và miễn dịch của người bệnh bị suy giảm để hạn chế tác động tiêu cực đến mô bào mắc bệnh.
Cần lưu ý, virus ký sinh nội bào mà không khu trú ở gian bào và các tạng rỗng như vi khuẩn và các vi sinh vật khác nên các loại thuốc kháng sinh khó mà tiêu diệt được chúng.
Điều trị bệnh truyền nhiễm do virus
Một số thuốc kháng virus
Việc sử dụng thuốc kháng virus đang phát triển một cách nhanh chóng. Các cơ chế của thuốc kháng viruscó thể được định hướng vào các giai đoạn khác nhau của quá trình nhân lên của vi rút. Các cơ chế này có thể: Ức chế sự gắn kết hạt virus với màng tế bào chủ hoặc sự giải phóng các axit nucleic của virus; Ức chế thụ thể tế bào hoặc yếu tố cần thiết để nhân bản virus; Chặn các enzym và protein cụ thể do virusmã hóa được tạo ra trong tế bào chủ và cần thiết cho sự nhân lên của virusnhưng không cần thiết cho quá trình chuyển hóa tế bào chủ bình thường.
Thuốc kháng virus thường được sử dụng trong điều trị hoặc dự phòng trước đối với virus herpes (kể cả cytomegalo virus), virus hô hấp, HIV, viêm gan siêu vi B mạn tính và viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, một số loại thuốc có hiệu quả chống lại nhiều loại virus khác nhau.
Ví dụ: một số loại thuốc có hoạt tính chống HIV được sử dụng cho các bệnh nhiễm viruskhác như là viêm gan B. Thuốc kháng virus đã được phát triển để điều trị COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra.
Interferons
Interferon là các hợp chất được giải phóng từ các tế bào chủ bị nhiễm để đáp ứng với các kháng nguyên virus hoặc các kháng nguyên lạ khác.
Có rất nhiều interferon khác nhau, có nhiều hiệu ứng như chặn chuyển dịch và sao chép RNA virus và ngăn chặn sự nhân lên của virus mà không làm gián đoạn chức năng của tế bào chủ bình thường.
Interferon đôi khi được gắn với glycol polyethylene (công thức pegylated), cho phép quá trinh phóng thích interferon chậm hơn.
Bệnh do virus có thể được điều trị bằng liệu pháp interferon bao gồm: Viêm gan B mạn tính và Viêm gan C mạn tính; Mụn cóc sinh dục (Condyloma acuminata); Kaposi sarcoma.
Kháng thểHuyết thanh và kháng thể đơn dòng (mAbs) của người khỏi bệnh có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm virus (ví dụ: nhiễm virus Zaire Ebola, virus hợp bào hô hấp [RSV], virus bệnh dại).
Nguyên nhân xuất phát từ lĩnh vực chăn nuôi công nghiệp, nạn phá rừng đã thúc đẩy sự tiếp xúc giữa các loài động vật. Mặt khác, chính nạn phá rừng là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu tạo điều kiện và môi trường thích hợp để các loài, chủng virus đột biến, biến thể tăng cường độc lực và tác động từ nhiều nguyên nhân gây nên sự suy giảm miễn dịch ở con người. Hậu quả là tần số và mức độ bùn phát các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người có nguyên nhân từ virus ngày càng ngắn và mức độ trầm trọng hơn như đại dịch SARS-CoV-2 (Covid-19) trên toàn cầu.
Dựa trên nguyên nhân, vi khuẩn chiếm phần lớn các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Người ta ước tính rằng trong số các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người có nguồn gốc từ bò, thì bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ virus đứng thứ 2 (chiếm đến  22%), sau bệnh truyền nhiễm từ vi khuẩn.
Theo khuyến cáo của ngành y tế: Các bệnh truyền nhiễm vẫn đang và sẽ tiếp tục là mối nguy hại cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Chính vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức, cập nhật thông tin về các bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ động tiêm phòng đầy đủ để phòng, giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh truyền nhiễm gây ra.

Danh Công