Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 12922479
Số người đang truy cập: 148

Thông Tin Chuyên Ngành

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý
Đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (gọi tắt là IUU) là một vấn đề trên toàn thế giới. Các nhà quan sát ngành đánh bắt cá tin rằng IUU xảy ra ở hầu hết các nghề cá và chiếm tới 30% tổng sản lượng đánh bắt ở một số nghề cá quan trọng. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), đánh bắt cá bất hợp pháp đã gây ra thiệt hại ước tính 23 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Các loại đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý

Đánh bắt cá bất hợp pháp

Đánh bắt cá bất hợp pháp xảy ra khi tàu thuyền khai thác thuỷ sản hoạt động vi phạm luật nghề cá. Điều này có thể áp dụng đối với nghề cá thuộc thẩm quyền của một quốc gia ven biển hoặc nghề cá ngoài khơi do các tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO) quản lý.

Đánh bắt cá không báo cáo

Đánh bắt cá không báo cáo là hoạt động đánh bắt cá không được báo cáo hoặc báo cáo sai với cơ quan quản lý quốc gia hoặc RFMO, vi phạm luật pháp và quy định hiện hành.

Hình: Bà Rịa – Vũng Tùa triển khai nhiều biện pháp phòng, chống khai thác IUU (Ảnh: Nguyên Minh)

Đánh bắt cá không được kiểm soát

Đánh bắt cá không được kiểm soát là việc tàu khai thác thuỷ sản không có quốc tịch, tàu khai thác treo cờ của một quốc gia không tham gia RFMO quản lý khu vực đánh bắt hoặc loài cá đó trên biển cả hoặc đánh bắt ở những khu vực không theo quy định.

Động lực đằng sau hoạt khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cũng tương tự như động lực đằng sau nhiều loại tội phạm môi trường quốc tế khác: những người khai thác thuỷ sản trái phép có động cơ kinh tế mạnh mẽ – nhiều loài thuỷ sản, đặc biệt là những loài bị khai thác quá mức và trở nên khan hiếm, có giá trị tài chính cao.

Hoạt động IUU có thể là cơ hội thành công cao - tức là tỷ lệ lợi nhuận cao - từ việc các chính phủ không quản lý đầy đủ hoặc không thực thi luật pháp quốc gia hoặc quốc tế (do thiếu năng lực hoặc trình độ quản lý kém). Động lực cụ thể đằng sau hoạt động đánh bắt IUU là việc một số quốc gia treo cờ không thực hiện quản lý hiệu quả đối với các tàu khai thác được đăng ký.

Các tàu khai thác thuỷ sản thương mại của Trung Quốc chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động đánh bắt IUU hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Tác động kinh tế và môi trường của hoạt động IUU

IUU đặt ra thách thức toàn cầu và có những hậu quả kinh tế và môi trường đáng kể. Tác động của khai thác thuỷ sản IUU bao gồm tổn thất kinh tế, mất việc làm, khan hiếm , bóp méo giá, mất an ninh lương thực và cạnh tranh không lành mạnh, cùng với sự suy giảm của quần thể cá và thiệt hại cho môi trường sống của biển. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng này là Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.

Tác động môi trường của IUU

Tác động đến môi trường IUU bao gồm mất đa dạng sinh học, thiệt hại cho hệ thực vật và hệ sinh thái biển, thường do các phương pháp đánh bắt bất hợp pháp, đánh bắt quá mức và đánh bắt không chú ý "bycatch" gây ra.

Các phương pháp đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp gây hại cho đáy biển và hệ thực vật biển: ngư cụ, hóa chất và thuốc nổ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật và làm xáo trộn nền đáy … Ngư cụ và phương pháp khai thác ở khu vực cấm thường làm tổn hại đến môi trường sống, hoặc hủy hoại môi trường và gây tổn hại đến nguồn lợi thuỷ sản, hệ sinh thái rạn san hô và có thể huỷ hoại tới 80% rạn san hô ở các khu vực bảo tồn.

Tác động đến trữ lượng thuỷ sản do khai thác quá mức, có thể gây tổn hại đến đa dạng sinh học của hệ sinh thái và có thể tạo ra sự mất cân bằng trong chuỗi thức ăn, mạng lưới thức ăn. Ngoài ra, việc đánh bắt các loài có giá trị thị trường cao, chẳng hạn như cá ngừ và cá mập, góp phần làm cạn kiệt trữ lượng cá, gây ra cả tác động đến môi trường và tình trạng khan hiếm thực phẩm. Đánh bắt không chủ ý làm trầm trọng thêm tình trạng cạn kiệt cá và thiệt hại cho hệ sinh thái, vì lượng cá đánh bắt thường bị bỏ lại ở đại dương, góp phần gây ô nhiễm đại dương, gây hại cho sinh vật biển và tác động đến nền kinh tế của những ngư dân lương thiện.

Tác động kinh tế của IUU

Tác động kinh tế của IUU ảnh hưởng đến cả các bên có liên quan trực tiếp như khu vực chế biến thuỷ sản, xuất khẩu …và các bên có liên quan gián tiếp như người nuôi trồng thuỷ sản không xuất khẩu được và chính phủ.

IUU khiến nền kinh tế toàn cầu mất từ 10 đến 23 tỷ đô la Mỹ/ năm và có giá trị lên tới 23,5 tỷ đô la Mỹ, liệt vào danh sách tội phạm tài nguyên thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất. Theo một số nghiên cứu, tổn thất toàn cầu hàng năm do IUU chiếm từ 25 đến 50 tỷ đô la Mỹ, tổn thất thuế của các quốc gia lên tới 4 tỷ đô la Mỹ.

Những tác động kinh tế chính của IUU là cạnh tranh không lành mạnh, mất việc làm, doanh thu của ngư dân hợp pháp giảm, chính phủ mất doanh thu thuế, đói nghèo và mất an ninh lương thực cho ngư dân truyền thống và cộng đồng khai thác thuỷ sản, không phản ánh đúng giá cả thị trường và khai thác quá mức nguồn thuỷ sản.

Cạnh tranh không lành mạnh và tình trạng mất việc làm sau đó xảy ra khi cả sản phẩm đánh bắt hợp pháp và bất hợp pháp đều được bán trên cùng một thị trường: lượng sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp dồi dào khiến giá giảm xuống, buộc những ngư dân hợp pháp và trung thực phải bán sản phẩm với giá thấp hơn và chịu chi phí hoạt động cho các biện pháp bảo tồn và quản lý, cuối cùng gây nguy hiểm cho lợi nhuận của họ và thường dẫn đến thâm hụt kinh tế. Hơn nữa, vì là thuỷ sản bất hợp pháp trên thị trường thường thiếu kiểm soát chất lượng, điều này có thể làm giảm nhận thức chung về thương hiệu và do đó tác động đến những người bán hàng trung thực bằng cách làm mất giá sản phẩm. IUU trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển do tàu khai thác không được phép ra khơi có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho cả quốc gia ven biển bị ảnh hưởng và các ngành công nghiệp của quốc gia đó, ngư dân địa phương mất cơ hội đánh bắt và bán cá trên thị trường. Tác động kinh tế khác liên quan đến việc mất doanh thu của chính phủ từ phí cấp phép, cũng như thuế bán hàng và xuất khẩu: Các tàu IUU trốn tránh các loại phí và thuế này, đôi khi bằng cách vận chuyển thuỷ sản qua nhiều quốc gia khác nhau để tránh thuế, hoặc bằng cách chuyển sản lượng đánh bắt sang các tàu khác khi đang ở trên biển khơi, do đó làm giảm thu nhập xuất khẩu cho chính phủ và cũng gây ra tổn thất cho ngành vận tải.

Mất an ninh lương thực là một tác động khác của IUU. Đánh bắt cá bất hợp pháp làm suy yếu nền kinh tế và an ninh con người của các cộng đồng ven biển, tác động đến việc đánh giá trữ lượng bằng cách làm sai lệch hồ sơ đánh bắt trong khu vực đó, do đó dẫn đến tính toán sai về khai thác nguồn lợi. Bằng cách không báo cáo, hoạt động IUU thường khiến các quốc gia đặt ra mức đánh bắt cao hơn mức cần thiết để đảm bảo duy trì nguồn lợi thuỷ sản, dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm và nguy cơ đối với sự tồn tại của loài. Khi trữ lượng thuỷ sản giảm sút, ngư dân phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu của gia đình và cộng đồng của họ, dẫn đến thiệt hại kinh tế và mất an ninh lương thực cho người dân ven biển, những người phụ thuộc vào nghề cá như một nguồn protein chính. Do đó, các quốc gia buộc phải nhập khẩu cá để tiêu thụ trong nước, dẫn đến thiệt hại kinh tế bổ sung.

Tác động của IUU có mối liên hệ với nhau: khi trữ lượng giảm, giá trị đánh bắt tăng, do đó làm tăng khả năng đánh bắt quá mức và đánh bắt bất hợp pháp.

Mạnh Cường