Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15822971
Số người đang truy cập: 10

Kỹ Thuật KNKN

Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm trong sản xuất theo tiêu chuẩn GAP

Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc để giúp theo dõi, nhận diện thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quá trình vận chuyển của một sản phẩm, đảm bảo tính an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm. Truy xuất là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh đảm bảo mua hàng chính hãng và an toàn.

Một số nước trên thế giới đã áp dụng truy xuất thông tin sản phẩm như một quy định bắt buộc phải có, để đảm bảo nhận diện chất lượng sản phẩm và cơ sở sản xuất như: Liên minh Châu Âu, Anh, Hoa Kỳ, Ireland, Canada, Ấn Độ, Thái Lan…

Muốn truy xuất nguồn giốc thì phải có dữ liệu cơ sở được tổ chức ghi chép, lưu trữ theo nguyên tắc và có hệ thống. Cụ thể:

Ghi chép và lưu giữ hồ sơ

- Hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất phải được thiết lập và duy trì để cung cấp các bằng chứng cho khách hàng và thanh tra viên về việc đáp ứng các yêu cầu của VietGAP. Hồ sơ ghi chép đồng thời là tài liệu hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc các lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm và điều tra, xác định nguyên nhân ô nhiễm.

- Các tài liệu và biểu mẫu ghi chép cần có trong hồ sơ VietGAP bao gồm: Bản đồ khu vực sản xuất; Hồ sơ lấy mẫu, phân tích mẫu đất, nước; Nhật ký mua hoặc sản xuất giống; nhật ký mua & sử dụng phân bón, chất bón bổ sung; nhật ký mua và sử dụng thuốc BVTV; nhật ký thu hoạch và đóng gói; xuất bán sản phẩm; đào tạo, tập huấn người lao động; Bảng kiểm tra, đánh giá; Các tài liệu, văn bản khác.

 Để hệ thống truy xuất hồ sơ có hiệu quả, nhà sản xuất cần đảm bảo: Mỗi lô đất được nhận diện bằng tên gọi hoặc mã số riêng; Các thực hành GAP tại mỗi lô vườn trồng hoặc đối với lô quả tươi đã được đóng gói; Sản phẩm được đóng gói, ghi nhãn theo quy định và có mã số nhận diện rõ ràng; Thông tin được lưu giữ cho mỗi lô hàng như số nhận diện, ngày cung cấp, nguồn hàng và nơi hàng được chuyển tới; Hồ sơ phải được lưu giữ ít nhất 12 tháng tính từ ngày thu hoạch.

Hình: Ghi chép, lưu giữ hồ sơ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP

Để ngăn ngừa sử dụng thông tin ghi chép đã quá hạn, cần loại bỏ những thông tin ghi chép đã lỗi thời và chỉ giữ lại những thứ sẽ cần tới; Cần có hướng dẫn các bước cụ thể về nhận diện, lưu trữ, bảo quản, bảo vệ, phục hồi, thời gian lưu giữ và các sắp xếp thông tin ghi chép.

Cả trang trại có thể coi là một khu vực sản xuất. Hậu quả của việc không phân chia thành các vùng sản xuất riêng biệt là khi xảy ra khiếu nại về an toàn thực phẩm, toàn bộ trang trại được coi là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng. Nếu các vùng sản xuất khác nhau được nhận diện thì nguồn gây ô nhiễm có thể được cách ly cho vùng mà nó xuất hiện. ·

Các khu vực sản xuất khác nhau cần phải được phân biệt bằng các đường chia cách có gắn biển hoặc số hiệu nhận dạng. Đơn giản có thể là một cái cọc với mã số trên đó. Cần cắm biển phân danh giới các khu vực trồng để người lao động không lẫn lộn áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân,…

+ Vị trí khu vực sản xuất cần phải được nhận diện trên bản đồ trang trại với tên gọi hoặc mã số.

+ Trên thực địa, tên gọi hoặc mã số của mỗi lô đất cũng cần được ghi rõ để tránh nhầm lẫn và dùng để tham chiếu khi cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoặc nguồn gây ô nhiễm. ·

Các kiện hàng đóng gói để mang đi tiêu thụ phải có ghi nhãn mác đúng quy định và được đánh số nhận diện để cho phép truy ngược lại trang trại sản xuất hoặc khu vực sản xuất. Việc này cần được áp dụng đối với sản phẩm đã được đóng gói tại trang trại và sản phẩm trên vườn trồng đã được thu hoạch và chuẩn bị vận chuyển tới nơi khác để đóng gói.

Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

- Nhà sản xuất phải xây dựng và vận hành một hệ thống truy nguyên nguồn gốc ở đó cho phép nhận dạng được các lô sản phẩm và mối liên quan các mẻ nguyên liệu đầu vào, đóng gói và thông tin giao hàng. Hệ thống truy nguyên nguồn gốc cần nhận diện được các nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp và lịch trình sơ bộ phân phối sản phẩm.

- Các thông tin phục vụ truy nguyên nên được lưu giữ trong một thời gian nhất định để đề phòng trường hợp các sản phẩm không đảm bảo an toàn hoặc bị thu hồi.

- Sản phẩm sản xuất theo VietGAP trồng trọt phải phân biệt với sản phẩm cùng loại khác không sản xuất theo VietGAP trồng trọt trong quá trình thu hoạch, sơ chế. - Phải có quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa cơ sở sản xuất với khách hàng và trong nội bộ cơ sở sản xuất. Quy định truy xuất nguồn gốc phải được vận hành thử trước khi chính thức thực hiện và lưu hồ sơ.

Tú Nguyễn