Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15297546
Số người đang truy cập: 34

Kỹ Thuật KNKN

Sinh vật sống có thể đóng góp như thế nào cho khí hậu?
Sự sống trên Trái đất đa dạng ở nhiều cấp độ, có nghĩa là có rất nhiều sự đa dạng trong các loài và có nhiều loại loài khác nhau. Sự đa dạng sinh học này cung cấp nhiều tài nguyên mà con người cần và nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. Tất cả các sinh vật trên Trái đất đều bị ảnh hưởng bởi khí hậu của Trái đất, nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến khí hậu của Trái đất.

Bài viết này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các sinh vật sống có thể tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này cũng cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tương lai có thể như thế nào đối với sự sống trên Trái đất. Những kiến thức như vậy sẽ giúp chúng ta bảo vệ hành tinh của mình - và những sinh vật sống trên đó - khỏi những tác hại của biến đổi khí hậu trong tương lai.

Các sinh vật rõ ràng phụ thuộc vào môi trường của chúng, nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến môi trường của chúng - thậm chí trên phạm vi toàn cầu. Các sinh vật có thể ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu vì số lượng khổng lồ của chúng. Ví dụ, phần lớn carbon dioxide (CO2) trong không khí cuối cùng được tiêu thụ qua quá trình phong hóa đá thành các chất dinh dưỡng hòa tan trong sông. Tuy nhiên, số lượng khổng lồ các loài thực vật và vi sinh trên Trái đất cùng kiểm soát lượng CO2 tồn đọng trong không khí do chúng hấp thụ để xây dựng cơ thể. Điều này rất quan trọng đối với khí hậu vì CO2 giữ nhiệt trong bầu khí quyển của Trái đất, thông qua hiệu ứng nhà kính, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), các khu rừng trên thế giới hấp thụ khoảng một phần ba lượng CO2 được thải ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (như khí đốt, dầu mỏ và than đá). Ngoài ra, Dự án Các-bon Toàn cầu báo cáo rằng một phần tư lượng CO2 thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch được các đại dương hấp thụ nhanh chóng. Ở đó, các vi sinh vật đại dương hấp thụ CO2 và sử dụng nó để xây dựng tế bào của chúng.

Phần lớn lượng carbon mà các sinh vật thu giữ lại được thải ra ngoài không khí trong một vài năm khi sinh vật chết. Tuy nhiên, một phần nhỏ carbon của chúng được lắng đọng trong đất hoặc trầm tích đại dương. Việc loại bỏ carbon khỏi môi trường phần lớn được cân bằng bởi các quá trình núi lửa. Sau hàng trăm triệu năm, carbon trở lại không khí dưới dạng CO2 khi núi lửa phun trào, hoàn thành chu trình carbon tự nhiên. CO2 trong khí quyển đã tăng lên đáng kể do nhiều hoạt động của con người dựa vào việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Đốt cháy giải phóng carbon trở lại khí quyển dưới dạng CO2. Hiện nay, các hoạt động của con người thải ra khí quyển lượng CO2 nhiều hơn gần 100 lần so với núi lửa.

Do đó, con người phải là một phần của giải pháp cho biến đổi khí hậu. Chúng ta có thể ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và chặt phá rừng. Tích cực trồng lại rừng và khôi phục hoặc bảo tồn các hệ thống tự nhiên khác lưu trữ nhiều carbon (như đất than bùn) cũng rất quan trọng để chống lại biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học nghĩ rằng nếu các đại dương trở nên ấm hơn, sẽ có ít vi sinh vật loại bỏ carbon hơn. Điều này sẽ để lại nhiều CO2 hơn trong khí quyển. Ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu sẽ giúp bảo vệ các vi sinh vật của đại dương và do đó giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Thành Đạt