Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

De geselecteerde Web Content bestaat niet meer.

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15198394
Số người đang truy cập: 26

Kỹ Thuật KNKN

Các giống dê nuôi phổ biến
Trong vùng Tiền Giang, Bến tre và một số tỉnh ở Nam bộ, người chăn nuôi dê ưa chuộng các giống dê sau:

Dê Bách thảo:

Là giống dê kiêm dụng vừa cho sữa vừa cho thịt, là dê lai từ giống dê Beetal, Jamnapari (do người Ấn Độ và người Hồi Giáo mang sang Việt  Nam lúc Pháp đô hộ Việt Nam) với dê cỏ Việt Nam. Đa số Dê Bách thảo có sắc lông đen trắng, có viền trắng quanh hai tai dài xụ, có sừng hoặc không sừng, bầu vú phát triển tốt, có vài núm vú thừa (1 -2 cái), thể trọng khi trưởng thành chừng 40 – 50 kg (đực nặng hơn cái) có khả năng  cho 1,5 – 2 kg sữa/ngày, chu kỳ cho sữa từ 120 – 150 ngày (tuy nhiên ở một số nơi người dân vẫn chưa khai thác sữa). Dê Bách thảo được dùng làm cái nền để lai với dê đực Boer (hoặc các giống dê ngoại khác) để cải thiện năng suấ, tầm vóc.

Dê Boer:

Là dê thịt, các khối cơ phát triển, gốc Nam Châu phi, giống được tuyển chọn đưa qua Mỹ và nhập vào Việt Nam. Lông màu trắng với  màu nâu hay đỏ sậm ở đầu, hoặc lông trắng  có màu đen ở đầu, hoặc có đốm đỏ đen. Đa số có lông mặt màu trắng. Thân dài, tai to xụ, lòng thòng, trán cong, sừng nhọn cong về phía sau cổ. Tên Boer xuất phát từ chữ Hà Lan "boerbok" có nghĩa là giống dê của nông dân (farmer's goat).  Từ những năm 1600, là dê giống đầu tiên được khảo sát về tính năng cho thịt trên thế giới (năm 1959, Hiệp hội dê giống Boer ra đời ở Nam phi). Dê Boer sau đó phát triển sang New Zealand, Canada, Mỹ…

Dê Boer

Dê đực trưởng thành nặng: 110 – 160 kg, dê cái 60 – 110 kg, thường sinh 2 con nhưng cũng có khi sinh 3, sinh 4, thường phối giống lúc 8 – 10 tháng tuổi, đủ sữa nuôi con, mẫu tính tốt. Dê đực trưởng thành sinh dục lúc 6 tháng tuổi. Dê cái có vú 4 núm vú cho sữa nên nuôi được 2 – 3 dê con và có thể sinh 3 lần/năm (2,2 lứa). Do lớn nhanh, dê cần thỏa mãn đủ nhu cầu dinh dưỡng, dê con có thể tăng trọng 200 – 250 g/ngày trong giai đoạn sau cai sữa.

Dê này ở Việt Nam có khả năng tăng trọng nhanh, cho nhiều thịt, sữa và lấy da. Dê có sừng dài uốn lượn, lông ở thân màu trắng, cỏ vai và đầu lông đỏ nâu, trọng lượng trưởng thành có thể đạt 90 – 100 kg tỷ lệ tịt xẻ cao (trên 52%), cho sữa tối đa có thể đạt 2,5 – 3 kg sữa/ngày, tỷ lệ mỡ sữa đến 5,5%. Đây là giống dê đực đang được ưa chuộng tại Tiền Giang, Bến Tre và nhiều tỉnh ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. Đặc biệt dê có khả năng sinh sản tốt (trên 2con/lứa) nên dùng để lai với Dê Bách thảo để cải thiện năng suất sinh trưởng và sinh sản.

Dê lai Boer – Bách thảo:

sắc lông trắng đen và có đốm nâu hoặc toàn trắng, tầm vóc cân đối, thể trọng trưởng thành từ 45 – 60 kg, sinh sản tốt, mắn đẻ, mau động dục sau đẻ, vừa nuôi con vừa mang thai tốt, được nông dân ưa chuộng để làm cái nền để lai tiếp tục với dê Boer hay những dê ngoại khác.

Một số hộ nuôi giống có ý định du nhập về địa phương các giống dê Hà Lan, dê Saanen(trắng), dê Alpine đang được nuôi ở Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây.

Dê cỏ:

Rất hiếm thấy vì tầm vóc nhỏ nông dân không ưa chuộng.

Dê Savanna:

Dê cho thịt gốc Nam Châu Phi rất giống hình thể dê Boer trắng, lông trắng nhưng da đen, sừng, mũi, móng, cơ quan sinh dục đen. Dê chịu khí hậu nắng nóng