Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15223742
Số người đang truy cập: 20

Kỹ Thuật KNKN

Ứng dụng công nghệ số vào phát triển chăn nuôi
Chăn nuôi 4.0 hay còn gọi là chăn nuôi thông minh hoặc chăn nuôi kỹ thuật số là thuật ngữ để nói đến ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số vào trong quá trình chăn nuôi như: quản lý chăn nuôi, dịch bệnh và an toàn sinh học giúp tạo ra năng suất cao hơn, giảm giá thành và cuối cùng là đem lại lợi nhuận cao hơn.

Sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ thông tin bao gồm điện thoại thông minh, thiết bị di động và các ứng dụng, các phần mềm phân tích dữ liệu, xây dựng và dự báo giả lập giúp cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số vào trong chăn nuôi được thuận tiện, đơn giản hơn bao giờ hết.

An toàn sinh học: Hệ thống B-eSecure bao gồm chíp điện tử, mỗi công nhân khi làm việc trong trại phải đeo vào trong túi áo, và các thiết bị cảm ứng có thể cài ứng dụng vào điện thoại thông minh, có kết nối internet được gắn tại mỗi cửa ra vào của các khu trại, các thiết bị cảm ứng này sẽ đo lường mỗi khi có sự di chuyển, số liệu thu thập được sẽ truyền ngay tức thì vào máy tính, máy tính phân tích và xuất báo cáo dưới dạng biểu đồ để các bác sỹ thú y hay quản lý trại tham khảo, một quy trình sẽ được phát triển sau đó để huấn luyện cho công nhân và áp dụng cho trại nếu trại có tỉ lệ di chuyển sai cao so với quy trình. Sau đó hệ thống tiếp tục đo lường sự di chuyển của công nhân và xuất báo cáo sai phạm nếu có hay báo cáo đánh giá mức độ cải thiện trong trại. Hệ thống B-eSecure sẽ phân loại di chuyển của công nhân thành 3 nhóm:

– Nhóm di chuyển an toàn: Từ khu heo khỏe sang khu heo bệnh, khu nguy cơ nhiễm bệnh thấp sang khu có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Ví dụ: Từ khu nái mang thai sang khu nái đẻ, đang nuôi con. – Nhóm di chuyển không an toàn – rủi ro thấp: Từ khu có nguy cơ nhiễm bệnh cao sang khu có nguy cơ nhiễm bệnh thấp, Ví dụ: từ khu nái đẻ, đang nuôi con sang khu nái mang thai.

– Nhóm di chuyển không an toàn – rủi ro cao: Từ khu có nguy cơ nhiễm bệnh cao sang khu an toàn hay khu có nguy cơ nhiễm bệnh thấp. Ví dụ: Từ khu heo thịt sang khu nuôi heo hậu bị.

Hình: Ứng dụng công nghệ số vào quản lý trang trại chăn nuôi heo (ảnh sưu tầm)

Một robot khác của Pháp, Tibot có thể khuyến khích heo không đẻ thịt trên sàn và cũng giữ cho những heo di chuyển để tăng cường sức khỏe. Melatic Robot thiết kế robot cho ăn có thể tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tỷ lệ tử vong và cảnh báo cho nhà sản xuất về các mối lo bệnh tiềm ẩn. Sử dụng robot bởi Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan để duy trì đàn heo đẻ nuôi con khỏe mạnh. Nếu robot phát hiện một con heo nào bị bệnh, nông dân sẽ được cảnh báo và con vật này sẽ được loại bỏ ngay lập tức. Việc tự động hóa này sẽ làm giảm sự bùng phát của dịch cúm heo và các bệnh do thực phẩm, cải thiện sự an toàn của toàn bộ chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Drone: Những con heo được nuôi thả vườn sẽ là ứng dụng tốt hơn cho công nghệ bay không người lái vì có thể chăn nuôi, bảo vệ và giám sát chúng.

Cảm biến: một cảm biến được thiết kế để đo nồng độ amoniac, để điều chỉnh và kiểm soát khí hậu trong nhà, bao gồm cả thông gió và nhiệt độ, để giám sát carbon dioxide. Hay cảm biến và bóng đèn LED để tạo ra một môi trường chiếu sáng nhất quán, kích thích hiệu quả tăng trưởng tốt hơn ở chim và cũng giảm chi phí. thẻ RFID tạo cơ hội cho các nhà nghiên có thể được đánh giá để xác định mọi thứ, từ các hành vi tự nhiên đến sự kém hiệu quả trong chế độ ăn uống, làm tăng đáng kể cơ hội giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trí tuệ nhân tạo (AI): robot AI sử dụng trong nhà máy chế biến để nâng cao hiệu quả. Hoặc AI để giám sát và kiểm soát môi trường của chuồng trại. Các cảm biến thu thập thông tin, phần mềm theo dõi thông tin và AI điều chỉnh các điều kiện của chuồng trại hoặc cảnh báo cho người nông dân nếu có vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như một con chim bị bệnh. Tất cả thông tin này có thể được chuyển đến iPad hoặc điện thoại thông minh của nông dân.

Thực tế ảo (VR) trong sản xuất: Thực tế ảo trong việc đào tạo công nhân chế biến sản phẩm hay hướng dẫn nông dân cách chăn nuôi gia súc hiệu quả.

Blockchain: Blockchain trong ngành chăn nuôi heo là khả năng giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm và tính minh bạch. Walmart, Unilever, Nestle và những gã khổng lồ thực phẩm khác đang hợp tác với IBM bằng cách sử dụng công nghệ blockchain để bảo mật dữ liệu kỹ thuật và quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thịt heo được bán trong các cửa hàng. Blockchain có thể được sử dụng để giám sát tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng thực phẩm, từ nông dân, nhà sản xuất đến nhà chế biến và phân phối. Blockchain có thể là một cách để giảm bớt bất kỳ mối lo ngại nào về nguồn cung ứng và phương pháp sản xuất, cuối cùng sẽ mở đường cho xuất khẩu thô.

Internet vạn vật (IoT): IoT kết nối nhiều cảm biến trong chuồng heo với điện thoại thông minh, iPad hoặc các thiết bị khác. Ứng dụng của IoT trong giám sát trang trại, tập trung vào ngành chăn nuôi heo.

Dữ liệu lớn (Big Data): Dữ liệu lớn cho phép người nông dân và nhà nghiên cứu quản lý thu thập và dự trữ lượng lớn thông tin về động vật bao gồm vi khuẩn trong đường tiêu hóa của chúng và cách chúng phản ứng với dinh dưỡng ở cấp độ gen. ' dữ liệu Nông Nghiệp' (Farming Data) để dự đoán sự phát triển của cá thể động vật đòi hỏi khả năng giải mã 'Dữ liệu lớn'. Alltech đã và đang tạo ra các thuật toán phức tạp để giải thích thông tin mà họ đang thu thập về hệ vi sinh vật, dinh dưỡng học và theo dõi các mầm bệnh, chẳng hạn như campylobacter hoặc vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Thanh Phạm