Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 11511975
Số người đang truy cập: 8

Kỹ Thuật KNKN

Phương pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của "Hội nghị đầu bờ" trong các mô hình khuyến nông

Phương pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của "Hội nghị đầu bờ" trong các mô hình khuyến nông

 

Trong các phương pháp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đến với người nông dân của cán bộ ngành nông nghiệp nói chung và của cán bộ khuyến nông nói riêng, thì " Hội nghị đầu bờ" hay "Hội thảo đầu bờ" là một hình thức chuyển giao các tiến bộ KHKT nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và thiết thực (có thể nói đây là hình thức chuyển giao tiến bộ KHKT nông nghiệp gần như hiệu quả nhất).

 

Trong các phương pháp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đến với người nông dân của cán bộ ngành nông nghiệp nói chung và của cán bộ khuyến nông nói riêng, thì " Hội nghị đầu bờ" hay "Hội thảo đầu bờ" là một hình thức chuyển giao các tiến bộ KHKT nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và thiết thực (có thể nói đây là hình thức chuyển giao tiến bộ KHKT nông nghiệp gần như hiệu quả nhất).
Hội nghị đầu bờ có tác dụng phổ biến kiến thức mới, cách làm ăn mới hoặc kết quả trình diễn về một phương thức làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao…tại hiện trường. Người nông dân và cán bộ kỹ thuật được mắt thấy, tai nghe và được chứng kiến từ thực tế một tiến bộ KHKT mới mà từ trước tới nay mình chưa từng được thấy (hoặc mới chỉ được nghe…). Vì vậy, Hội nghị đầu bờ chính là một hình thức huấn luyện cho nông dân bằng cách trao đổi trực tiếp những kinh nghiệm, phương pháp làm ăn mới, tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm đánh giá và giải quyết những vướng mắc ngay tại hiện trường.
Từ thực tiễn đó, Hội nghị đầu bờ sẽ mang lại ý nghĩa và kết quả trên nhiều lĩnh vực như: Nâng cao nhận thức và trình độ KHKT mới cho người nông dân, thay đổi tư duy trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và cũng là cơ sở quan trọng để nhân rộng mô hình ra cộng đồng. Vì vậy, để buổi Hội nghị đầu bờ mang lại hiệu quả cao nhất thì người cán bộ khuyến nông cần phải chuẩn bị tốt một số công việc khi triển khai:
Công tác chuẩn bị: Đây là công việc quan trọng góp phần vào thắng lợi của buổi hội thảo. Vì vậy, người cán bộ khuyến nông phải chuẩn bị báo cáo về mô hình thật chi tiết và cụ thể. Đặc biệt trong báo cáo phải nhấn mạnh những cái mới, hiệu quả kinh tế và xã hội do mô hình mang lại so với tập quán cũ của người nông dân; tính khả thi, tính nhân rộng và những kiến nghị, đề xuất (nếu có) khi nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó cũng cần chú ý: Phải chuẩn bị hiện trường tốt để người nông dân và các cán bộ thăm quan có thể đi lại và quan sát dễ dàng. Khuyến khích chủ hộ làm mô hình trực tiếp đứng ra giới thiệu, báo cáo kết quả và trả lời những vướng mắc về mô hình khi có người hỏi. Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi người cán bộ khuyến nông phải chuẩn bị trước đề cương báo cáo, chuẩn bị trước cho chủ hộ (nếu chủ hộ đứng ra báo cáo) một số tình huống sẽ bị chất vấn và phương pháp trả lời. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp thì người cán bộ khuyến nông phải làm thay nội dung này. Ngoài ra, cần chuẩn bị tốt các phương tiện nghe, nhìn như áp phích, băng dôn, loa đài…
Quá trình hội thảo:  Trong quá trình hội thảo cần thuyết trình ngắn ngọn, dùng những từ dân dã dễ hiểu, dễ làm và dễ áp dụng. Tập trung vào tính mới, tính khoa học và hiệu quả kinh tế của mô hình. Có thể kết hợp vừa thuyết trình vừa chỉ dẫn hiện trạng cụ thể trong mô hình. Để làm được nội dung này mang lại hiệu quả, đòi hỏi người cán bộ khuyến nông cần có kinh nghiệm và kỹ năng báo cáo thuyết trình tại hiện trường, cụ thể:
+ Người cán bộ khuyến nông phải có tay nghề thành thạo, hiểu được khả năng, trình độ nhận thức của nông dân và có kỹ năng thuyết trình (báo cáo) trên hiện trường.
+ Có khả năng phân tích tình huống, diến giải và thâu tóm những nội dung và yêu cầu chính của mô hình.
+ Biết cách gợi mở những thông tin quan trọng của mô hình cần chuyển giao tới người nông dân để họ tìm hiểu, ghi nhớ và áp dụng.
+ Biết cách gợi ý cho người nông dân những vấn đề quan trọng của mô hình cần tham gia thảo luận để người dân nắm bắt và chủ động trong quá trình thảo luận nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chính là hình thức chuyển giao KHKT dễ hiểu và nhớ lâu nhất đối với người nông dân.
- Kết thúc hội thảo: Kết thúc hội thảo, người cán bộ khuyến nông phải tóm tắt được những vấn đề chủ yếu nhất trong mô hình mà người nông dân đã được nghe, nhìn và thảo luận; các biện pháp kỹ thuật chủ yếu đã được áp dụng, bài học kinh nghiệm rút ra qua buổi hội thảo; thông tin tới người nông dân những hoạt động khuyến nông sẽ được triển khai thực hiện tại địa phương (nếu có); gợi ý với bà con nông dân về kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình; trách nhiệm của các cấp, các ngành, của khuyến nông địa phương khi nhân rộng mô hình và khi mô hình không còn được sự đầu tư của Nhà nước thì mô hình sẽ được nhân rộng ở mức độ nào?
Trên đây là một số kinh nghiệm chủ yếu khi chỉ đạo triển khai hội thảo các mô hình khuyến nông trên hiện trường tại địa phương nhằm giúp cán bộ khuyến nông các cấp đạt được hiệu quả cao khi tổ chức " Hội nghị đầu bờ".
 

 

Văn Phú