Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15172694
Số người đang truy cập: 32

Kỹ Thuật KNKN

Cấp cứu heo sơ sinh thiếu sữa mẹ
Cấp cứu heo sơ sinh thiếu sữa mẹ

Khi nái bị hầm nóng, thở mệt không chịu cho con bú, heo con bị thiếu sữa vừa đói vừa khát sẽ gầy còm, xù lông nhanh chóng. Cơ thể heo con cần rất nhiều  nước và dưỡng chất, nếu thiếu sữa trong 6-8 giờ cơ thể chúng mất nước, chúng sẽ đói lả, đi xiêu vẹo hoặc tự tìm nước dơ bẩn trong chuồng để uống, sinh tiêu chảy, càng khó trị liệu, có khi thất thu trọn ổ heo.

          Sau khi đẻ bình thường, nếu sữa mẹ tốt thì heo con sẽ phát triển rất nhanh, lông mượt, mông và lưng đầy đặn, đường sống lưng hõm xuống (không thấy lồi xương sống), heo ngủ nằm rải đều trong chuồng, nhịp thở đều hay vẩy tai và vẩy đuôi hoặc giật giật cơ lúc ngủ. Lúc chúng thức hay nô trửng cắn nhau, chạy nhảy khắp chuồng.

          Ngược lại, nếu sữa mẹ không tốt hoặc thiếu sữa, đàn heo con bị lạnh nằm chồng đống lên nhau (có khi con nằm dưới cùng, yếu lả không vùng dậy nổi bị chết ngộp), thể xác chúng tiều tụy, lưng còng lòi gai xương sống lưng, lộ từng xương sườn và u xương mông, mắt thụt sâu, hai mí tèm hem đổ ghèn, vùng hội âm hơi thở yếu ớt, đi đứng lóng cóng, kiệt sức không thúc vú, kích thích sự tiết sữa được nữa.

 

Heo con thiếu sữa gầy còm

         

Trong trường hợp heo con sơ sinh gầy guộc như vậy không tạo điều kiện cấp bù sự thiếu nước, thiếu dưỡng chất thiết yếu (calo, axit amin) thì dễ mất trắng đàn heo con. Sau khi đẻ, nếu thấy nái bị hầm nóng cần nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể nái bằng nước vôi, kích thích vú nái để tạo sữa cho heo con. Đồng thời nếu thấy heo con sau khi đẻ gầy guộc lòi xương sống cần thực hiện các biện pháp sau đây để cấp cứu heo con:

1. Cấp bù nước và dưỡng chất cho heo con:

 Tiêm màng bụng (tiêm vào xoang bụng để phúc mô hấp thụ nước và dưỡng chất). Các dung dịch đẳng trương: Nước sinh lý mặn 8-9%, serum glucoz 5%; các dung dịch ưu trương: glucoza 40%, 10% các chế phẩm có axit amin tiêm,… chủ yếu là để bù lại sự mất nước, mất dưỡng chất, mất các ion điện tích của máu cho cơ thể hoạt động bình thường.

 Khi tiêm các dung dịch này cần lưu ý:

a. Phải tiêm chầm chậm, nếu cần thiết gia nhiệt các dung dịch trên đến 38-400C để bơm vào xoang bụng không làm hạ thân nhiệt heo con làm lạnh bụng gây tiêu chảy.

b. Phải tiêm với số lượng không quá 10ml /con/lần vì tiêm nhiều dung dịch trên cơ thể gây sốc cho heo con (ngoài ra còn tránh vỡ bàng quan nếu có tiêm phải). Mỗi ngày tiêm 5-6 lần tùy tình trạng thiếu nước của cơ thể heo.

c. Phải lựa chọn vị trí tiêm ở giữa hai vú chót bên phải tránh chạm vào bàng quan heo con. Nên đâm kim xéo vào vùng bắp đùi chân sau và dùng kim 19 cắt ngắn (1cm) để khỏi đâm vào bàng quan heo con.

d. Trước và sau khi tiêm xoang bụng phải dùng Iốt trong cồn, cồn 700 thuốc đỏ để sát trùng vị trí tiêm.

e. Sau khi tiêm xong cần quan sát chú ý sốc do dịch truyền có thể xảy ra để cấp tốc hô hấp nhân tạo cho heo con.

2. Có thể cấp thêm vitamin C pha chung trong dung dịch tiêm xoang bụng, cấp các loại Sunphamit, kháng sinh phòng chống tiêu chảy. Vitamin C liều 100 mg/con/ngày giúp tăng cường khả năng chống bệnh cho heo con, nhất là bệnh đường hô hấp.

3. Trong trường hợp heo con thiếu nước trầm trọng có thể tiêm theo vào dưới da của vùng trước hai đùi sau (có hai xếp da, chỉ cần đâm kim vào giữa hai xếp da đó) mỗi bên có khả năng chứa 5ml nước. Sau khi tiêm vào, xếp da này phù lên và được cơ thể hấp thu dần dần. Nên thoa thuốc sát trùng trước và sau khi tiêm cấp bù nước. Ngoài ra có thể tiêm dưới da ở vùng vai, lưng và dưới hông bụng heo con.

4. Sau khi tiêm cần ủ ấm heo còn bằng ổ rơm chừng 20-30 phút, trong lúc đó chăm sóc nái, thúc vú kích thích, khi nái bắt đầu "ịt" sữa gọi con thì thả ổ heo ra cho chúng bú. Đừng để heo con phí sức thúc vú mẹ. Người chăm sóc nên làm việc đó để bảo tồn năng lượng cho heo con, đến khi nào nái khỏe, nhạy cảm với các kích thích từ vú, tiết sữa đều đặn, mới để mẹ và con tự do.

5. Đối với ổ heo kém sữa, sau khi mẹ có sữa lại, nếu có điều kiện cho heo con uống thêm glucoza, tập heo con ăn sớm lúc 7-10 ngày tuổi để giúp cơ thể phát triển vì sữa mẹ không đủ nhu cầu của đàn con, không tập ăn sớm chúng sẽ gầy còm mau chóng. Cấp thêm chất sắt để phòng thiếu máu lúc heo con 7-10 ngày tuổi. Khi heo con đã biết ăn mạnh nên cai sữa sớm vì vú mẹ có thể bị viêm mãn tính, gây tiêu chảy triền miên cho đàn heo con.

6. Khi heo con bị thiếu sữa mẹ cần quan tâm đến hiện tượng chậm lành cuống rốn, rụng rốn muộn, có khả năng gây viêm cuống rốn và mạch máu cuống rốn vào gan có thể bị tích mủ gây tiêu chảy nặng hoặc những chứng bệnh phức tạp khác. Heo con chậm lành cuống rốn có khả năng bị lồi rốn, sa ruột làm giảm giá trị heo con sau này dù rằng heo có thể tăng trưởng tốt.