Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 12922677
Số người đang truy cập: 144

Thông Tin Chuyên Ngành

Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc
Ngày 19/08/2024 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc gồm 9 Điều. Trong đó, đặc biệt lưu ý các điểm sau:
Dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm dừa tươi (cả quả có vỏ xanh và cuống ngắn(≤5cm); và dừa không có vỏ), phải tuân thủ các luật về kiểm dịch thực vật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc, không bị nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm. Để giám sát và và thu thập sinh vật gây hại, ngoài biện pháp kiểm tra bằng mắt thường, sẽ áp dụng một số biện pháp lý – hóa. Đối với các loại rệp, sáp, vườn trồng phải được điều tra ít nhất 15 ngày/lần, tập trung vào sự xuất hiện của rệp sáp trên quả, thân và lá.

Hình: Dừa tươi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trunf Quốc (Ảnh minh hoạ)

Tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD) và được cả Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và MARD phê duyệt. Thông tin đăng ký bao gồm: tên, địa chỉ và mã số, để khi phát hiện lô hàng không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư thì có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác.
Trước khi xuất khẩu,
MARD phải gửi cho GACC danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên. GACC sẽ đăng tải danh sách này trên website.
Tất cả các vườn trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đồng thời áp dụng theo nguyên tắc Thực hành nông nghiệp tốt, áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm.
Về đóng gói và sơ chế: Cơ sở đóng gói phải có nền cứng, vệ sinh sạch sẽ, có khu vực chứa nguyên liệu và kho thành phẩm. Các khu chế biến, xử lý, bảo quản và khu chức năng khác của dừa xuất khẩu sang Trung Quốc phải riêng biệt, được bố trí hợp lý và tách biệt với khu vực sinh hoạt. Vật liệu đóng gói dừa phải sạch, vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và kiểm dịch thực vật của Trung Quốc.
Trên mỗi hộp phải dán nhãn bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh gồm tên quả, giống, nơi sản xuất (quận/huyện, tỉnh), tên hoặc mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói... Đồng thời, trên mỗi hộp, kiện hàng phải ghi dòng chữ "Exported to the People's Republic of China".
Trước khi xếp hàng, các container hoặc xe tải chở dừa để xuất khẩu sang Trung Quốc phải được kiểm tra độ sạch. Container phải được niêm phong và đảm bảo niêm phong còn nguyên vẹn khi đến cửa khẩu nhập khẩu của Trung Quốc.
Cơ sở đóng gói đã đăng ký phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo dừa xuất khẩu sang Trung Quốc có thể được truy xuất đến vùng trồng đã đăng ký, bao gồm hồ sơ đến ngày chế biến và đóng gói, tên hoặc mã số vườn trồng cung cấp nguyên liệu, số lượng dừa, ngày xuất khẩu, lượng xuất khẩu, nước nhập khẩu, số container hoặc số xe và các thông tin khác.
Các hoạt động giám sát và quản lý dịch hại phải được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực kiểm dịch thực vật và cán bộ kỹ thuật phải được MARD hoặc đơn vị do MARD ủy quyền tập huấn.

Trung Quốc đã xác định tổng cộng 16 loài gây hại kiểm dịch đáng lo ngại liên quan đến dừa tươi từ Việt Nam:

Ruồi trắng xoắn ốc (Aleurodicus dispersus)

Vảy xoài trắng (Aulacaspis tubercularis)

Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima)

Mối cao su (Coptotermes curvignathus)

Rệp sáp (Dysmicoccus lepelleyi)

Rệp sáp dứa xám (Dysmicoccus neobrevipes)

Vảy khiên xoài (Milviscutulus mangiferae)

Sâu đầu đen dừa (Opisina arenosella)

Rệp sáp cọ (Palmicultor palmarum)

Rệp sáp cà phê (Planococcus lilacinus)

Bọ cánh cứng hại cọ đỏ (Rhynchophorus ferrugineus)

Vảy sao (Vinsonia stellifera)

Bệnh thối quả diplodia ca cao (Lasiodiplodia theobromae)

Bệnh trắng rễ cao su (Rigidoporus microporus)

Cỏ quỷ (Chromolaena odorata)

Dây đắng (Mikania micrantha).

Tất cả các vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu.
MARD hoặc cán bộ được MARD ủy quyền sẽ giám sát quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển dừa xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước khi xuất khẩu, cán bộ kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 02 năm đầu tiên, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời các vùng trồng và/hoặc cơ sở đóng gói có liên quan sẽ bị điều tra và tạm dừng xuất khẩu dừa sang Trung Quốc. MARD sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, đồng thời lưu giữ hồ sơ về trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật và cung cấp cho GACC khi có yêu cầu.
Dừa của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được GACC cho phép nhập khẩu trái cây.

Thuỳ An