Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15323836
Số người đang truy cập: 23

Dạy Nghề Nông Nghiệp

Dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: “Phải dạy theo cách cầm tay chỉ việc”
Đó là chỉ đạo của ông Trần Văn Cường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại cuộc họp chỉ đạo công tác tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đầu năm 2014, “Các cơ sở đào tạo nghề phải sử dụng các phương pháp đào tạo linh hoạt phù hợp với khả năng của nhiều đối tượng học nghề, nên dạy nghề theo cách cầm tay chỉ việc là chính” ông Cường nói.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, ngay từ đầu các cán bộ phụ trách đào tạo nghề của Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức các buôi hội thảo phân tích mô tả các phương pháp tiếp cận dạy nghề cho từng danh mục nghề sẽ giảng dạy trong năm 2014. Kết quả của các hoạt động trên là bộ chương trình, giáo trình dạy nghề chuẩn để làm cơ sở cho việc định hướng các cơ sở dạy nghề giảng dạy đúng mục tiêu đã xác định.

Ngoài ra, việc xây dựng ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật nguyên, nhiên, vật liệu học nghề cho từng danh mục nghề cũng nhằm hướng các cơ sở đào tạo vào việc xây dựng mô hình học nghề hoặc tăng tầng suất thực hành trong một số công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất của đối tượng học nghề, qua đó nâng cao kỹ năng thao tác, kỹ năng thực hành cho người học nghề.

Qua kiểm tra thực tế tại hầu hết các điểm dạy nghề nông nghiệp trong năm 2014, rất nhiều người học nghề hài lòng với công tác dạy nghề của các cơ sở đào tạo. Ông Phạm Văn Tốt, một nông dân tham gia lớp học "Trồng hồ tiêu" ở xã Long Tân cho biết, họ được thầy giáo dẫn đến từng vườn tiêu phân tích chỉ cho các loại bệnh và chỉ cho nông dân tự pha thuốc thực hành "Thầy không những cầm tay chỉ việc nữa mà cầm tay chỉ chúng tôi cách trị bệnh trên cây tiêu" ông Tốt nói.

 


Ông Cường chỉ đạo công tác đào tạo nghề nông nghiệp năm 2014

Những người chưa từng trồng tiêu, nhưng khi qua khóa học, nhờ thực hành nhiều nên cũng rất tự tin với nghề. Bà Đinh Thị Ngọc Quý ở xã Long Tân cho biết, nhà có 1ha đất nhưng chưa từng trồng tiêu, qua khóa học nghề này bà Quý đã khẳng định mình sẽ cải tạo lại mảnh đất đó dầu tư vào trồng tiêu trong thời gian sớm nhất.

Tại các lớp dạy nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi hoặc nuôi và phòng trị bệnh trên gà của các huyện Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức… các học viên cũng được "mắt thấy, tay sờ" tự pha chế các loại thuốc này để ứng dụng vào trên những vật nuôi, các học viên được trực tiếp cầm những con gà giống để so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn hợp lý…

Ông Trần Văn Long, giáo viên dạy nghề của lớp "sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi" tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tổ chức cho biết, để mỗi buổi dạy nghề hiệu quả thì trong mỗi mô đun hay mỗi tiết day, người giáo viên phải biết người đi học cần gì và dạy đúng những nội dung người học đang cần. Do đó cần phải sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy để phân nhóm người có năng lực tương đương và có cách tiếp cận giảng dạy để đạt được mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng của bài giảng.

Không chỉ vậy, người thầy giáo còn phải biết "Truyền lửa" để cho học viên tham gia tiếp thu kiến thức một cách chủ động và "xây dựng thương hiệu" trong lòng học viên. Ông Đỗ Hữu Gia, một giảng viên thỉnh giảng của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư cho rằng, người thầy giáo cần phải có chuyên môn thực hành giỏi, ngoài ra còn phải cho người dân học nghề biết mục tiêu kỹ năng của người học nghề qua khóa học sẽ làm được gì? và khả năng kiếm tiền trong lĩnh vực đó như thế nào? Nhờ áp dụng kỹ năng như trên, nhiều lớp học do thầy Gia giảng dạy số lượng học viên đã tăng lên nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 ngày khai giảng.

Quốc Vỹ