Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15305921
Số người đang truy cập: 20

Kỹ Thuật KNKN

Biến đổi khí hậu - xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân
Trong những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn có diễn biến vô cùng phức tạp tại các tỉnh phía Nam và một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều hộ dân đã gặp khó khăn về nước sinh hoạt.

Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là sự di chuyển của nước mặn từ biển hoặc cửa sông vào các hệ thống nước ngọt. Những năm gần đây, hiện tượng nước mặn đã di chuyển vào sâu trong đất liền ở các dòng sông của ĐBSCL là lời nhắc nhở các cộng đồng ven biển đang chênh vênh trong sự cân bằng mong manh giữa đất liền và biển.
Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.
Xâm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng năm và có thể dự báo trước. Để giải quyết được mối lo này trước hết phải hiểu được nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn là gì.

Hình: Vườn sầu riêng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn (Ảnh Ngọc Bích)

Nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn
Lực đẩy từ phía đất liền, chẳng hạn như lượng mưa lớn hoặc dòng chảy sông lớn, sẽ di chuyển điểm cân bằng về phía biển. Lực đẩy từ phía biển – là mực nước biển dâng cao, bão dâng hay thủy triều cao – sẽ di chuyển điểm cân bằng về phía đất liền. Hạn hán hoặc sử dụng nhiều nước ngọt cũng có thể khiến nước biển di chuyển vào đất liền. Khi biến đổi khí hậu và gia tăng dân số gây căng thẳng cho nguồn cung cấp nước ngọt, một kết quả sẽ là sự xâm nhập của nước biển nhiều hơn.
Trong điều kiện tự nhiên, nước ngọt chảy ngầm về phía đại dương và ngăn nước biển di chuyển vào các tầng chứa nước ven biển. Việc sử dụng quá nhiều nước ngầm từ tầng chứa nước sẽ làm giảm mực nước và có thể hút nước biển vào đất liền.
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xâm nhập mặn bao gồm:
Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều địa phương. Lượng mưa và nhiệt độ làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ra quá trình xâm nhập mặn.
Do hoạt động kinh tế của con người. Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông.
Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước. Hơn nữa, không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
Do ảnh hưởng của các quá trình nhân tạo, hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học...
Tác hại của xâm nhập mặn
Đối với sinh hoạt cộng đồng: Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất: Người dân không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ do nước muối cho tính ăn mòn cao, gây hư hại hệ thống dẫn nước, vật dụng chứa nước.. Nước uống có chứa "2% nước biển" cũng có thể làm tăng huyết áp và gây căng thẳng cho thận.
Đối với cơ sở  hạ tầng: Sự xâm nhập của nước biển làm giảm tuổi thọ của đường sá, cầu cống và các cơ sở  hạ tầng khác. Sự xâm nhập của nước biển làm thay đổi hệ sinh thái, tạo ra những khu đất nhiễm mặn mới khi cây cối chết và đầm lầy di chuyển vào đất liền.
Đối với đất canh tác: Đất ven biển liên tục bị thoái hóa hoặc mất đi do xói mòn, xâm nhập mặn , ngập úng, ngập lụt kéo dài … các vùng, ngành nghề canh tác nông nghiệp phải thay đổi để thích ứng với điều kiện canh tác mới, các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa hoàn thành việc khấu hau đã phải phá bỏ hoặc điều chỉnh; vùng nuôi, đối tượng nuôi – trồng liên tục thay đổi; dịch bệnh xảy ra ở các vùng sản xuất này khó lường và khó dự báo.
Đối với nền kinh tế: Khu vực ĐBSCL thiệt hại 3 tỷ đô la Mỹ hàng năm do xâm ngập mặn. Trong số 13 tỉnh ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất với tổng thiệt hại 16,6 nghìn tỷ đồng, theo sau là Bến Tre với 11,8 nghìn tỷ đồng. Các nghiên cứu cho thấy 29% thiệt hại ảnh hưởng đến ngành trái cây, 27% ảnh hưởng đến hoa và 14% liên quan đến trồng lúa. Nuôi trồng thủy sản chịu thiệt hại nặng nề, chiếm 30% thiệt hại, xấp xỉ 21 nghìn tỷ đồng. Ước tính mức thiệt hại dự kiến ​​tăng lần lượt lên 72,3 nghìn tỷ đồng, 73,5 nghìn tỷ đồng và 76,4 nghìn tỷ đồng vào các năm 2030, 2040 và 2050.
Cụ thể:
Tác hại của xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dẫn và sự phát triển kinh tế xã hội.
Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Điều kiện vệ sinh yếu kém do thiếu nước sạch dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.
Xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.
Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ.
Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây.
Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
Giải pháp khắc phục
Theo dõi và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn: Các cơ sở môi trường thường xuyên quan sát và kiểm soát nồng độ muối trong nước và đất, đặc biệt là tại các khu vực cửa biển và các công trình thủy lợi. Cập nhật thông tin và khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng chống, ứng phó kịp thời. Xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt, xây đập ngăn mặn, và đắp đê vùng ven biển. Hệ thống đê biển và đê sông cũng được xem xét để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
Chăm sóc cây trồng và thủy sản chống mặn: Áp dụng các biện pháp chống mặn cho cây trồng bằng cách giữ ẩm, tránh thoát hơi nước bằng cách ủ rơm rạ ở gốc cây. Chọn lựa cây thời vụ có khả năng chịu mặn cao và thực hiện chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp. Đối với hộ nuôi thủy sản, quan trắc độ mặn môi trường nuôi là cần thiết để quyết định thời gian nuôi phù hợp với tình trạng xâm nhập mặn.
Tiết kiệm và lưu trữ nước ngọt: Tối ưu hóa việc sử dụng nước ngọt bằng cách tái sử dụng và tiết kiệm tối đa nguồn nước có sẵn. Khuyến khích lưu trữ nước ngọt từ các nguồn mưa và bảo quản chúng tốt, đặc biệt trong mùa khô để tránh bốc hơi.
Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn: Người dân nên cân nhắc lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn có thể xử lý thành phần muối hòa tan, tạo ra nguồn nước ngọt với độ mặn thấp. Nước sau lọc có thể được sử dụng trực tiếp hoặc dùng để tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.

Phan Linh