Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15197594
Số người đang truy cập: 19

Kỹ Thuật KNKN

Vẫn còn nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo
Giá cả thị trường bấp bênh, tình hình dịch bệnh thường xuyên nổ ra, khó kiểm soát và giá cả thị trường thức ăn chăn nuôi tăng cao cũng làm cho người chăn nuôi càng khó khăn hơn trong việc sản xuất ra sản phẩm. Người chăn nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái cho đầu ra nên thường xuyên bị ép giá sản phẩm heo thịt.

Đời sống kinh tế xã hội phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng thịt từ thịt heo chiếm đa số sang các loại thịt khác để đa dạng bữa ăn cũng làm việc sản lượng tiêu thụ sản phẩm thịt heo kém hơn.

Chất lượng sản phẩm: những tiêu chí mà người chăn nuôi mong muốn số lượng sản phẩm họ nuôi ra, lại không chú ý đến chất lượng mà người tiêu dùng cần. Vậy nên, người tiêu dùng thì vẫn cứ "khát", còn đầu ra cho sản phẩm chủ trại thì vẫn cứ tắc. "Được tay trái (năng suất) nhưng lại mất đi tay phải (chất lượng)" có lẽ là cụm từ miêu tả chính xác nhất thực trạng một số người chăn nuôi quá chú trọng vào lợi nhuận kinh tế, mà chưa lắng nghe điều thị trường thực sự cần. Do vậy cần thiết phải gia tăng giá trị sản phẩm, chú ý nhiều hơn vào chất lượng thay vì số lượng. Chăn nuôi nhỏ lẽ chưa hình thành thói quen chăn nuôi theo tiêu chuẩn chăn nuôi VietGAP hay GlobalGap. Sản phẩm thịt heo tồn dư các chất cấm và kháng sinh.

Gia nhập Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Hội nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến các hộ nông dân chăn nuôi heo theo tập quán cũ, khi cho heo ăn các loại thực phẩm chưa đúng quy định, nên sản phẩm có thể gây mất an toàn sức khỏe của người tiêu dùng. Khi TPP có hiệu lực, lợi thế về giá của thịt heo, bò, heo của các nước có ngành chăn nuôi phát triển có thể ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi trong nước.

Hình: liên kết sản xuất chăn nuôi và nhưng khó khăn (ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên ngoài những khó khăn trên thì cũng có nhiều yếu tố thận lợi. Cụ thể:

Nhu cầu thị trường ngày càng tăng: thịt heo là nguồn thịt chính sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thịt heo cũng tăng theo. Ngày càng nhiều các trang trại nuôi heo ở các tỉnh được xây dựng. Hơn nữa còn có được thị trường tiêu thụ thịt cho các nhà hàng, khách sạn ở nhiều nơi trong nước. Giá thị trường thịt ổn định: Giá bán thịt heo trên thị trường tương đối ổn định hơn các loại thịt khác.

Hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm thịt heo đã có từ lâu đời và liên kết chặt chẽ.

Thời gian từ sản xuất tới tiêu thụ ngắn: heo thường xuất bán khi trọng lượng trung bình đạt 100-120 kg/con, thời gian nuôi 4,5 tháng, do đó nhanh lấy lại vốn.

Ngoài ra, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người năm 2023, sẽ tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect, năm 2023, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt heo sẽ giảm khi giá heo dự báo tăng 5%. Nhu cầu tiêu thụ thịt tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến phục hồi dần trong năm 2023.

Bên cạnh đó, giá ngũ cốc cũng có khả năng giảm khi các nước xuất khẩu tăng nguồn cung, hàng ngũ cốc của Ukraine được vận chuyển trở lại sau thỏa thuận chấm dứt phong tỏa.

Công ty CP Chứng khoán SSI nhận định, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 sẽ là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt trong năm 2023.

Mặc dù vậy, vẫn có những tín hiệu không mấy lạc quan cho hoạt động chăn nuôi. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, dự báo nguồn cung thịt tương đối ổn định nhưng nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm so với những năm trước. Giá các sản phẩm gia cầm có xu hướng giảm trong khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học… vẫn còn khá yếu.

Về mặt chi phí, theo SSI, chi phí thức ăn đã tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp đôi so với mức chi phí của năm 2020. Chi phí sản xuất trung bình của trang trại ước tính khoảng 50.000 đồng/kg trong khi chi phí nguyên liệu thô chiếm đến 75% tổng chi phí chăn nuôi.

Với giá heo hơi bình quân 55.000 đồng/kg, các hộ chăn nuôi hầu như không có lời hoặc thua lỗ. Các trang trại thương mại theo mô hình 3F (Feed-Farm- Food) cũng có biên lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các năm trước.

Trọng Hiếu