Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 12922554
Số người đang truy cập: 119

Kỹ Thuật KNKN

Một số bệnh ký sinh trùng trên thú cưng có thể nhiễm sang người
Kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân thành thị có phần thoải mái hơn. Thêm vào đó, gia đình thường có ít người nên người ta nuôi và xem thú cưng như những thành viên trong nhà, chăm sóc chúng như đứa trẻ: hôn hít, ẵm bồng, dắt đi dạo, ăn chung, ngủ chung... Bên cạnh những mặt tích cực do nuôi thú cưng mang lại còn có những nguy hại về sức khỏe mà ít người biết đến. Bài viết bên dưới cho chúng ta có cách nhìn tốt hơn về bệnh ký sinh trùng trên người do thú cưng lây nhiễm và cách phòng chống chúng.

Thú cưng thường được nuôi là chó, mèo, chuột Halster, thỏ, chim vẹt… nhưng phổ biến nhất là chó và mèo. Cũng như con người, thú vật cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung.

Một số bệnh ký sinh trùng trên thú cưng có thể nhiễm sang người

Nhiễm bệnh giun đũa chó, mèo

Người là vật chủ ngẫu nhiên, do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo hoặc nuốt phải ấu trùng giun khi ăn thịt chó mèo chưa nấu chín.
Người nuốt phải trứng giun Toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt,... gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng Toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị.

Hình: Chu trình phát triển của một số loài giun chó (Ảnh Internet)

Chú dẫn của hình: (1) giun khu trú trong hệ thống tiêu hoá chó; (2) giun hoặc trứng/ấu trùng bày tiết ra ngoài môi trường; (3) một số loài tiếp tục hoàn thiện vòng đời; (4) nhiễm vào cơ thể người da tiếp xúc với da; (5) KST nhiễm lại qua được miệng; (6) KST nhiễm lại qua da/bám trên cơ thể vật nuôi; (7) KST nhiễm da da vậ nuôi; (8) thú con nhiễm trực tiếp qua sữa mẹ.

Bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

Bệnh nhiễm giun móc chó, mèo

Người bị nhiễm mầm bệnh thường do tiếp xúc với đất, cát ở ngoại cảnh của môi trường sống bị ô nhiễm phân chó, mèo có ấu trùng giai đoạn lây nhiễm được (ấu trúng dạng sợi). Ấu trùng giun chui qua da, thường ở vùng da tay, da chân và di chuyển ở mô dưới da. Bệnh thường gặp ở những người làm vườn, trẻ em chơi nghịch đất cát, người đi chơi ngồi ở các bãi biển... Ấu trùng giun có thể tồn tại nhiều tuần, có khi kéo dài hàng tháng. Trong một số các trường hợp, ấu trùng giun có khả năng thoát ra thành mạch máu, lên phổi gây hội chứng Loeffler.

Hình: Ấu trùng giun di chuyển dưới da người (Ảnh Internet)

Nhiễm bệnh nhiễm sán dải chó, mèo

Sán trưởng thành sống trong ruột non của chó, mèo. Đốt sán già theo phân hoặc bò qua hậu môn ra ngoài. Trứng được phóng thích khi đốt sán co bóp hoặc khi đốt sán bị tiêu nát. Trứng được phát tán ra môi trường hoặc bám vào lông hay ở quanh hậu môn chó. Các loài bọ chét được nuốt vào ruột, phôi 6 móc sẽ phát triển thành nang ấu trùng có đuôi. Trẻ em tình cờ nuốt bọ chét, nang ấu trùng có đuôi trưởng thành ở ruột non trong vòng 20 ngày. Trẻ em bị bệnh thường không có triệu chứng hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ. Khi nhiễm nhiều sán, trẻ mệt mỏi, nhức đầu, đau thượng vị, ngứa hậu môn, tiêu chảy, dị ứng. Chẩn đoán bệnh này dựa trên tìm thấy những đốt sán hay chùm trứng trong phân.

Nhiễm trùng bào tử từ thú cưng

Người chỉ là ký chủ tình cờ của Toxoplasma gondii. Người bị nhiễm do nuốt phải trứng nang hoặc ăn phải nang giả có trong thịt chưa nấu chín, hoặc trong sữa, máu, nước tiểu của mèo bị nhiễm. Vào đến ruột của ký chủ, các thoa trùng trong trứng nang hoặc nang giả được phóng thích để đi ký sinh các tế bào thuộc hệ võng mô, não, cơ, trở thành những dạng hoạt động mới. Trong tế bào ký chủ, chúng tích cực sinh sản bằng cách phân đôi cho ra những thế hệ mới, làm tăng nhanh dân số, đi xâm chiếm tế bào mới, gây nên thể cấp tính. Giai đoạn này gây nguy hiểm cho thai nhi, nếu người mẹ bị nhiễm Toxoplasma gondii.
Ở thể nhẹ, bệnh nhân có có các triệu chứng sốt, nổi hạch và mệt mỏi, bệnh tự khỏi không cần điều trị. Khi bị nhiễm với số lượng lớn, ký sinh trùng tăng sinh mạnh, gây tổn thương hoại tử khu trú, tiếp theo đó, ký sinh trùng phát tán theo đường máu gây thể bệnh lan tỏa. Tổn thương thường gặp ở não, mắt, cũng có thể ở phổi, tim. Viêm não thường nặng, cuối cùng bệnh nhân hôn mê và tử vong.

Nhiễm vi nấm ngoài da

Hắc lào (Tinea ciroinata): chó, mèo bị bệnh hắc lào trên da, lây sang người do tiếp xúc trong khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó hoặc mèo. Dấu hiệu đầu tiên là sẩn đỏ, ngứa, lan rộng dần ra xung quanh vùng trung tâm lành tạo nên hình vòng. Những vết thương gần nhau khi lan rộng sẽ hòa vào nhau thành hình đa vòng.
Nấm má (Tinea barbae): Bệnh nhiễm do hôn hít thú nuôi trong nhà có vi nấm trên lông.

Nhiễm các loài ngoại ký sinh của thú cưng

Ve: gây hại cho người vì tạo nên vết thương chỗ ve cắn, gây liệt, truyền vi khuyển và virus hay nhóm Rickettsia.

Bọ chét: là ký chủ trung gian truyền bệnh dịch hạch sang người. Cơ chế truyền bệnh của bọ chét là ụ máu có Pasteurella pestis trong khi đốt người.

Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng lây nhiễm từ thú cưng sang nười

Đối với người
Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo.
Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín.
Khi nghi ngờ mình hoặc người thân gia đình bị nhiễm ký sinh trùng từ vật nuôi nên đến các cơ sở y tế để được điều trị và tư vấn khắc phục bệnh

Đối với thú cưng gia đình
Các giai đình có nuôi thú cưng nên đến cơ sở/bệnh xá thú y gần nhất để đăng ký và được hướng dẫn thời gian tiêm phòng các bệnh ký sinh trùng cho thú cưng, lịch tẩy ký sinh trùng… hay được tư vấn; hoặc tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng sang người.
Tắm rửa thường xuyên bằng các loại dầu tắm dành riêng cho thú nuôi để loại bỏ trứng giun, sán và các loài ngoại ký sinh ra khỏi lông.
Tẩy giun cho chó mèo. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.
Không nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.

Trường Giang