Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13755152
Số người đang truy cập: 14

Kỹ Thuật KNKN

Sự tác động về kinh tế, môi trường và xã hội của mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn
Nông nghiệp tuần hoàn là một mô hình kinh tế được thiết kế để tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và giảm thiểu chất thải thông qua việc tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và tái tạo sản phẩm và nguyên liệu. Khác biệt cơ bản so với mô hình nông nghiệp truyền thống “sản xuất, sử dụng và vứt bỏ”, Nông nghiệp tuần hoàn tập trung vào việc giữ cho nguồn lực ở trong một vòng lặp tuần hoàn, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và tạo ra giá trị bền vững cho xã hội.

Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn dựa trên 3 nguyên tắc chính
Nông nghiệp tuần hoàn
(NNTH) là một quá trình sản xuất nông nghiệp khép kín, các chất thải và các phế phụ phẩm sẽ được tái tạo, trở thành nguyên liệu đầu vào của các quá trình sản xuất khác. Qua đó giúp tối ưu việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí… hạn chế các tác động có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn
Kinh tế NNTH là quá trình sản xuất dựa trên chu trình khép kín. Bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học và công nghệ hóa lý, các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế, trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình mới (nuôi trồng, chế biến nông sản…) nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm an toàn, đạt chất lượng cao.
Quá trình này giúp giảm sự thất thoát, giảm phát thải ra môi trường và giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, nuôi trồng. Qua đó nâng cao nhận thức về mặt tái sử dụng phế phụ phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất.
Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ngày càng được chú ý trong bối cảnh toàn cầu hóa nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Mô hình này khác biệt với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống ("sản xuất, sử dụng, và thải bỏ") bằng cách tạo điều kiện cho việc tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và tái tạo nguồn lực, nhằm mục tiêu tạo ra một chu trình sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Mô hình kinh tế NNTH dựa trên 3 nguyên tắc chính:
Một là, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua thiết kế sản phẩm và quy trình để giảm thiểu chất thải và ô nhiễm từ giai đoạn đầu tiên.
Hai là, tái sử dụng và tái chế thông qua các hoạt động tối đa hóa việc tái sử dụng, sửa chữa, tái tạo và tái chế các sản phẩm và nguyên liệu để duy trì giá trị của chúng trong nền kinh tế càng lâu càng tốt.
Cuối cùng, kinh tế tuần hoàn nông nghiệp phải tái tạo nguồn lực tự nhiên: Bảo vệ và phục hồi sức khỏe của các hệ thống sinh thái bằng cách trả lại nguồn lực tự nhiên vào môi trường.
Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tác động về kinh tế, môi trường và xã hội

Tác động về kinh tế
Ba yếu tố tác động chính về kinh tế từ mô hình:
- Giảm chi phí nguyên liệu
Một trong những lợi ích kinh tế rõ rệt của mô hình kinh tế tuần hoàn là khả năng giảm chi phí nguyên liệu. Trong nông nghiệp, việc tái sử dụng chất thải sinh học như phân bón tự nhiên không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí mua phân bón hóa học mà còn giúp bảo vệ môi trường. Ellen MacArthur Foundation, cho rằng: áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn có thể giúp tiết kiệm đến 700 tỷ USD mỗi năm toàn cầu trong lĩnh vực thực phẩm bằng cách giảm lượng chất thải và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Bằng cách tái chế 10.000 tấn chất thải mỗi năm, công ty EarthCycle không chỉ cắt giảm 40% chi phí nguyên liệu cho bà con nông dân mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng chất thải đưa vào bãi rác.
- Tăng hiệu suất sản xuất
Kinh tế tuần hoàn khuyến khích việc sử dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp canh tác thông minh, giúp tăng hiệu suất sản xuất. Sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ IoT trong quản lý nông trại giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực như nước và phân bón, từ đó tăng năng suất mà không làm tăng chi phí đầu vào. Điều này không chỉ cải thiện lợi nhuận cho nông dân mà còn góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra công nghệ khí canh, canh tác nông nghiệp không cần đất, trồng rau mầm và cây trồng khác trong môi trường kiểm soát hoàn toàn. Một nghiên cứu khác, sử dụng hệ thống đèn LED tiên tiến để tối ưu hóa ánh ánh cho quá trình quang hợp và kích thích sự phát triển của cây trồng, giảm tới 95% lượng nước sử dụng so với nông nghiệp truyền thống. Hệ thống canh tác thông minh này cho phép kiểm soát chính xác điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, từ đó tăng cường hiệu suất sản xuất và đảm bảo chất lượng nông sản đồng đều quanh năm mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết ngoại vi.
- Mở ra thị trường mới
Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra cơ hội cho việc phát triển thị trường mới thông qua việc tái chế và tái sử dụng sản phẩm. Trong nông nghiệp, việc chế biến chất thải sinh học thành sản phẩm có giá trị như năng lượng tái tạo hay phân bón hữu cơ mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp mới và tạo ra các nguồn thu mới. Thị trường cho sản phẩm tái chế và bền vững đang ngày càng mở rộng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Đồng thời, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong nông nghiệp. Việc tìm kiếm giải pháp cho việc tái sử dụng và tái chế nguồn lực khuyến khích sự phát triển của công nghệ mới và mô hình kinh doanh sáng tạo, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.

Hình: Sơ đồ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (Ảnh Internet)

Tác động môi trường
Bằng cách áp dụng nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn, mô hình này không chỉ nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Theo Đại học Wageningen, Hà Lan, nông nghiệp tuần hoàn có thể giúp giảm đến 20% lượng khí thải CO2 so với nông nghiệp truyền thống. Việc tái sử dụng chất thải hữu cơ như phân xanh và compost giúp giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học, qua đó giảm lượng khí nhà kính phát thải. Mô hình này thường liên kết với việc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt. Nghiên cứu cho thấy, áp dụng mô hình tuần hoàn có thể giúp tiết kiệm đến 30-50% lượng nước tiêu thụ trong nông nghiệp.
Trong kinh tế tuần hoàn, việc sử dụng các phương pháp canh tác hữu cơ, việc giảm sử dụng hóa chất độc hại và việc tăng cường sử dụng phương pháp kiểm soát sinh học giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên các loài sinh vật phi nông nghiệp. Việc này tạo điều kiện cho sự phát triển của các hệ sinh thái tự nhiên và tăng cường đa dạng sinh học.
Tác động xã hội
Theo báo cáo của Tổ chức FAO, mô hình nông nghiệp tuần hoàn có khả năng tăng năng suất lên tới 20% trong khi giảm 30% lượng chất thải và phát thải khí nhà kính. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần vào việc giảm bất bình đẳng và nghèo đói trong cộng đồng nông thôn. Mô hình này cũng tạo ra cơ hội việc làm mới thông qua việc phát triển các ngành công nghiệp tái chế và xử lý chất thải hữu cơ, tăng cường kỹ năng cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và quản lý nguồn lực. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Môi trường Anh, chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn có thể tạo ra hàng triệu việc làm mới trên toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý chất thải, tái chế, và sản xuất phân bón hữu cơ.

T Tâm