Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13014571
Số người đang truy cập: 81

Kỹ Thuật KNKN

Các nguồn chất thải chính ảnh hưởng đến nuôi thủy sản lồng bè trên trong Chà Và
Sông Chà Và thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những khu vực trọng điểm về phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm và cá lồng bè. Trong những năm qua, nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã đảo Long Sơn.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành này đã dẫn đến những áp lực lớn về môi trường, đặc biệt là tải lượng ô nhiễm hữu cơ từ các hoạt động nuôi trồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước và nền đáy của sông.
Chất thải hữu cơ
Lượng chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa và phân của động vật nuôi trong hoạt động nuôi trồng thủy sản là một trong những nguồn ô nhiễm chính. Các hộ dân  thường sử dụng lượng lớn thức ăn (công nghiệp, cá tạp…) để đảm bảo năng suất, nhưng không phải toàn bộ thức ăn này được tiêu thụ hết. Thức ăn thừa cùng với phân của động vật nuôi bị thải ra trực tiếp môi trường nước, gây tích tụ chất hữu cơ trong nước. Chất hữu cơ dư thừa trong nước nhiều làm cho tảo phát triển quá mức dẫn đến giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ra tình trạng thiếu oxy cục bộ, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật thủy sinh. Hơn nữa, quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước tiêu tốn lượng lớn oxy, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu oxy, đặc biệt là ở các khu vực nuôi trồng có mật độ cao.
Chất thải vô cơ
các hóa chất được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, bao gồm kháng sinh, chất khử trùng, cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể. Nhiều hộ nuôi trồng sử dụng các loại hóa chất này để kiểm soát bệnh tật và tăng cường năng suất, nhưng việc sử dụng không kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm hóa học trong nước. Hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản không chỉ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh mục tiêu mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nước, bao gồm các loài sinh vật phù du và vi sinh vật có vai trò quan trọng trong chu trình sinh địa hóa. Hóa chất có thể làm suy yếu hệ sinh thái, gây biến đổi cấu trúc quần thể vi sinh vật và làm giảm khả năng tự làm sạch của môi trường nước. Đồng thời, việc tồn dư hóa chất trong nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước và gây rủi ro sức khỏe cho con người khi sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt.

Hình: cá chết do nguồn nước trên sông Chà Và bị ô nhiễm và
do vi khuẩn Vibrio spp dây bệnh (Ảnh Internet)

Phú dưỡng và hiện tượng thiếu oxy
Hiện tượng phú dưỡng là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc ô nhiễm nước do chất hữu cơ từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Lượng lớn chất hữu cơ và chất dinh dưỡng như nitơ và phospho từ thức ăn thừa và phân của động vật nuôi làm tăng cường quá trình phú dưỡng, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của tảo và vi khuẩn. Quá trình phú dưỡng làm giảm lượng oxy trong nước, gây ra hiện tượng thiếu oxy cục bộ (hypoxia) hoặc hoàn toàn không có oxy (anoxia) ở một số khu vực đáy sông. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy sinh, làm chết hàng loạt các loài cá và tôm, đồng thời làm suy giảm chất lượng nước và gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Để giảm thiểu các thiệt hại đối với nghề nuôi thủy sản lồng bè trên trong Chà Và UBND tỉnh đã có Quyết định 1073/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 795/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025.

NVC