Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15164376
Số người đang truy cập: 23

Kỹ Thuật KNKN

Kinh nghiệm của thế giới về phát triển Kinh tế tuần hoàn
Theo Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, đến năm 2030, lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Mô hình kinh tế tuần hoàn được một số quốc gia thuộc khu vực Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ và Phần Lan đề xuất. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thông qua dự luật liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn trong năm 2009.

Thụy Điển là quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, có nền kinh tế phát triển cao, duy trì một hệ thống phúc lợi xã hội rộng rãi, GDP bình quân đầu người tính theo giá năm 2017 là 51.603 USD/người, xếp thứ 11 trên thế giới. Thụy Điển phấn đấu đến năm 2040 không sử dụng nguyên liệu hóa thạch và nền kinh tế tuần hoàn (với rác thải carbon thấp dựa trên nền tảng sinh học) là một trong những chìa khóa để đạt được mục tiêu này.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn, Thụy Điển cũng gặp phải nhiều khó khăn do sự phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các cấp, ngành. Kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn với phát thải carbon thấp của Thụy Điển được bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sản xuất tiêu dùng, xây dựng kế hoạch triển khai, tiến đến áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất và xử lý rác thải với sự tham gia của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Hình: Mô hình kinh tế tuần hoàn đã được nhiều quốc gia triển khai

Tại Trung Quốc, trước các vấn đề cấp bách về môi trường, nước này đã ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, hiện thực hóa sự phát triển bền vững.

Sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn phải tuân theo nguyên tắc ưu tiên với điều kiện tiên quyết là khả thi về mặt kỹ thuật, hợp lý về kinh tế và tốt cho tiết kiệm tài nguyên. Trong quá trình tái sử dụng và tái chế chất thải, phải đảm bảo an toàn sản xuất để chất lượng sản phẩm đó đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhà nước và ngăn ngừa ô nhiễm thứ cấp.

Trung Quốc cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ về ưu đãi thuế, tín dụng và trợ cấp chuyển đổi cho doanh nghiệp từ kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, Hội đồng Nhà nước và chính quyền nhân dân các tỉnh, khu tự trị và các đô thị trực thuộc Trung ương sẽ thành lập các quỹ đặc biệt để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn.

Ở Nhật Bản, việc thiếu không gian cho rác thải, cùng với địa hình đá, nguồn tài nguyên khoáng sản và kim loại trong nước hạn chế là nguyên nhân chính thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển sang kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ năm 1870, nhưng chỉ mang lại kết quả khi luật sử dụng tái chế được thực hiện vào năm 1991. Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ban hành Luật Kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn tại Nhật Bản được phát triển theo cách thu thập các vật liệu hoặc sản phẩm cũ; tất cả các công ty buộc phải tái chế sản phẩm của họ. Các hệ thống tái chế với mục tiêu phát thải bằng 0 đã được phát triển, bao gồm hệ thống đánh giá vòng đời sản phẩm của người dùng, hệ thống giảm thiểu chất thải, hệ thống tái chế tài nguyên, chuỗi công nghiệp tái chế chất thải và hệ thống tái chế, vận chuyển, thương mại của rác thải.

Hưng Trung