Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13264155
Số người đang truy cập: 20

Kỹ Thuật KNKN

Dược động học, dược lực học của kháng sinh trên cơ thể vật nuôi
Dược động học cho biết khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hoá và bài thải các chất khi được cấp vào cơ thể vật nuôi. Các chỉ số dược động học, được lực học của kháng sinh được thiết lập trên cơ sở nồng độ thuốc trong huyết tương và nồng độ ức chế tối thiểu, từ đó có thể phản ánh chính xác hơn hiệu quả của thuốc và khắc phục được hạn chế. Chính vì thế, hiểu về dược động học, dược lực học của kháng sihnh có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh có hiệu quả và an toàn cho vật nuôi, an toàn cho sản phẩm và người tiêu dùng.

Dược động học
Dược động học chính là khái niệm để chỉ về nghiên cứu tác động của cơ thể trên thuốc. Tác động này sẽ thông qua quá trình hấp thụ phân bố, chuyển hoá và thải trừ thuốc trong cơ thể vật nuôi.
Dược lực học
Dược lực học là quá trình tác dụng của thuốc lên cơ thể vật nuôi. Mô tả hiệu quả tác dụng của thuốc cũng như tác dụng phụ và cách tác động của thuốc… Tác dụng của thuốc có thể sẽ bị thay đổi do các thuốc khác dùng đồng thời hoặc do một số bệnh lý gây ra. Các hiện tượng cộng lực, đối kháng tác dụng, hiệp đồng và các hiện tượng khác liên quan đến tác dụng của thuốc đó đều được dược lực học miêu tả.
Cụ thể, đối với thuốc kháng sinh, các chỉ số dược động học, được lực học được thiết lập trên cơ sở nồng độ thuốc trong huyết tương và nồng độ ức chế tối thiểu, từ đó có thể phản ánh chính xác và hiệu quả của thuốc.
Có nhiều thông số của dược động học của thuốc như: Hằng số tỷ lệ loại bỏ đầu tiên tổng thể (K), thời gian bán thải (t1/2), độ thanh lọc hoặc đội thanh thải của thuốc (Cl), phạm vi nồng độ hiệu quả, hằng số tỷ lệ hấp thu (Ka), mức độ sinh khả dụng (F), phần bài tiết không thay đổi trong nước tiểu (Xau), tỷ lệ nồng độ huyết tương – máu, thể tích phân bố (Vb), phần nhỏ của protein (Fd), nống độ thuốc cần thiết trong huyết tương (Cp), nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), thời gian để đạt được nồng độ thuốc cần thiết (tp), nồng độ độc hại.
Trong nội dung bài này chúng tôi chỉ thảo luận một số thông số dược động học quan trọng, sơ khởi về số phận của thuốc trong cơ thể vật nuôi.

F=(AUC)uống/(AUC) tiêm tỉnh mạch

Hình: Minh hoạ các thông số dược động học, dược lực học cơ bản của kháng sinh trên đồ thị nồng độ - thời gian giả định (Ảnh: Inernet).
(UAC: diện tích dưới đường cong tương quan giữa nồng độ thuốc trong huyết tương với thời gian cấp thuốc; thời gian >MIC: thời gian duy trì nồng độ trên MIC)

Sinh khả dụng (F)
Vấn đề liên quan của thuốc hấp thu vào cơ thể. Thuốc được đưa vào cơ thể bất cứ còn đường nào sẽ đi vào hệ tuần hoàn và từ đó phân bố đến các mô bào trong cơ thể. Thông số ước lượng thuốc đi vào hệ tuần hoàn là sinh khả dụng. Nếu cho rằng đường tĩnh mạch, 100% thuốc đi vào hệ tuần hoàn thì tỷ lệ giữa mức độ thuốc đi vào hệ tuần hoàn bằng đường cấp A so với đường tiêm tĩnh mạch là sinh khả dụng của thuốc.
Sinh khả dụng không hoàn toàn, hay hấp thu không hoàn toàn khi F <100%. Rất nhiều yếu tố sinh lý hoá và vật lý ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của một loại thuốc như độ hoàn tan kém trong đường tiêu hoá, tính không bền của thuốc trong môi trường pH khác nhau của đường ruột, khả năng thẩm thấu qua các tế bào biểu mô, chuyển hoá tại gan trước khi vào hệ tuần hoàn… Sinh khả dụng của một loại dược phẩm có thể khác nhau khi cấp cho loài động vật khác nhau. Sinh khả dụng rất cần thiết khi tính liều dùng của mỗi loại thuốc.
Thể tích phân bố
Là thông số định lượng sự phân bố của thuốc khắp cơ thể sau khi uống hoặc tiêm. Vd là thể tích cần để chứa một lượng thuốc cho sự phân bố đồng đều trong cơ thể ở một nông độ đo được trong huyết tương. Thông số này được biểu thị bằng ml/kg hay L/kg thể trọng.
Cần lưu ý, thực ra Vd không phải là một thể tích mà là thông số cho biết thuốc được phân bố thế nào trong cơ thể, phụ thuộc vào các yếu tố về lý hoá, độ hoà tan trong lipid, tính phân cực, kích thước của thuốc. Thể tích phân bổ có thể gia tăng trong bệnh về thận (giữ nước), gan (thay đổi dịch cơ thể và gắn kết protein) và ngược lạ có thể giảm trong trường hợp mất nước. Do Vd là tỷ số giữa một thể tích lý thuyết với một đơn vị cố định của trọng lượng cơ thể, điều này giải thích tại sao Vd cho thú non cao hơn thú trưởng thành

Vd= Tổng lượng thuốc trong cơ thể/Nồng độ thuốc trong máu

Hiểu biết về thể tích phân bố có liên quan đến việc tính toán liều dùng để đạt được nồng độ thuốc cần thiết trong huyết tương (Cp)

Liều = (Cp x Vd)/F   trong đó, liều (mg/kg), (Cp x Vd) (mg/L), F (L/kg).

Thời gian bán thải (t1/2)
Tốc độ bài thải một loại thuốc ra khỏi cơ thể được biểu thị qua thông số t1/2. Thông số này là thời gian cần thiết (tính bằng giờ) để cơ thể loại một nửa lượng thuốc ra khỏi cơ thể. T1/2 được xác định một cách đơn giản bằng việc tìm ra thời gian mà nồng độ thuốc trong huyết tương giảm 50% trong đồ thị nồng độ thuốc trong huyết thanh qua thời gian. T1/2 của một loại thuốc cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều cấp thuốc, chuyển hoá tại gan, chức năng bài thải của thận, tương tác với các thuốc khác, pH của nước tiểu, loài thú … t1/2 quan trọng trong việc xác định nhịp cấp thuốc để đảm bảo nồng độ trị liệu tròng thời gian cần thiết.

ClB tốc độ bài thải của cơ thể (ml/phút/kg)

t1/2 = (0,693Vd/ClB)/60

Một số thông số dược động học của các kháng sinh trên chó

Kháng sinh

T1/2 (giờ)

Vd (ml/kg)

ClB (ml/phút/kg)

Penicillin G

0,50

156

3,6

Ampicillin

0,80

270

3,9

Cephalexin

1,71

402

2,7

Gentamicim

1,25

335

3,1

Kanamycin

0,97

255

3,05

Difloxacin

8,80

3.640

5,1

Danh Công