Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15354140
Số người đang truy cập: 27

Kỹ Thuật KNKN

Các điều kiện để phát triển chăn nuôi
Các điều kiện để phát triển chăn nuôi

Muốn đạt được thành quả tốt trong chăn nuôi cần có các điều kiện sau:

I. Khí hậu: Các gia súc gia cầm cần có các yếu tố khí hậu tốt sau đây:

1. Nhiệt độ: Thích hợp từ 22-320C, biến thiên nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trong ngày khoảng 100C hoặc ít hơn.

          - Trên 350C gia súc, gia cầm có nguy cơ say sóng chết đột ngột.

          - Dưới 150C heo, bò, gà cũng có nguy cơ chết nhanh.

          - Qúa nóng, quá lạnh làm suy yếu sức đề kháng, vật nuôi dễ bị mầm bệnh tấn công gây thành bệnh dịch, chết hàng loạt.

2. Ẩm độ: độ ẩm thích hợp cho chăn nuôi từ 70-80% (quá ẩm) hay dưới (70%), quá khô cũng làm tổn hại cho vật nuôi.

3. Vận tốc gió là yếu tố giúp thông thoáng chuồng trại, nhưng cũng gây khô hạn lốc xoáy phá hỏng công trình chuồng trại. Gió phù hợp từ cấp 2-3 (0,5 -1 m/s)

4. Quang kỳ: Số giờ chiếu sáng của mặt trời thích hợp cho chăn nuôi cần đạt 12 giờ/ngày đến 16 giờ/ngày. Chuồng trại thích hợp sẽ hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của khí hậu. Ngoài ra vùng chăn nuôi phải không có rung chấn, động đất dưới 3 độ richter, không có mưa lớn, lũ quét,bảo lớn, sóng thần, sạt lở đất, mưa đá…

II. Nguồn thức ăn và nước dồi dào:

Thức ăn: Phải có đẩy đủ các loại thức ăn dành cho chăn nuôi: Thức ăn tự nhiên, thức ăn tổng hợp, các phụ gia dành cho thức ăn chăn nuôi.

Nước: Vật nuôi cần nước để ăn uống tắm mát, vệ sinh chuồng trại. Nước cần đủ số lượng và chất lượng, cần khảo sát số lượng và chất lượng vào thời điểm khô hạn nhất trong năm ở vùng chăn nuôi. Cần biết trữ lượng nước bơm sử dụng trong ngày, trong tháng và kiểm tra hàm lượng chát khoáng hòa tan như canxi (Ca), phosphore (P), Natri (Na), Sắt (Fe), Đồng (Cu),…không có chất khoáng độc với hàm lượng cao như cadmium, thủy ngân (Hg), chì (Pb), Arsenic (AS)…hàm lượng vi sinh vật có hại thấp nhất hoặc không có. Các chất khoáng dù là yếu tố dinh dưỡng nhưng với hàm lượng cao cũng gây độc cho gia súc, gia cầm.

III. Đất đai, thổ nhưỡng:

Cần có diện tích đủ phát triển trong tương lai, đất không chứa các khoáng độc gây ô nhiễm nguồn nước và gây ngộ độc cho vật nuôi.

Nuôi bò cần có đất để làm đồng cỏ chăn thả hoặc cắt cỏ, phải có đủ nước tưới để cung cấp đủ cỏ mùa khô (hoặc dư ở mùa mưa để làm cỏ khô, cỏ ủ). Đất phải không ngập nước hoặc quá khô tránh sạt lở, sụt lún, đầm lầy. Thiếu cỏ, thiếu thức ăn mùa khô cũng làm vật nuôi chậm lớn giảm năng suất (sữa, thịt, trứng) và dễ bị dịch bệnh tấn công hao hụt đàn thú nuôi.

Nếu có quy hoạch rừng nhân tạo, có thể phát triển đồng cỏ dưới tán cây để chăn thả gia súc, vừa có lợi cho gia súc vừa có phân bón cho cây rừng phát triển tốt. Cần có giống cỏ thích hợp để phát triển đồng cỏ. Cần có đất trồng cây thức ăn gia súc như bắp, lúa, lúa mì, khoai,… để ít tốn chi phí nhập khẩu.

IV. Không có thú dữ và các loại côn trùng gây hại đồng cỏ và cây thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hoặc một số sinh vật mang mầm bệnh cho vật nuôi.

V. Có thị trường tiêu thụ:

Nếu sản xuất dư thừa hoặc không tìm được đầu ra sẽ làm giá cả xuống thấp sẽ không mang lại giá trị kinh tế.

VI. Có điều kiện xử lý chất thải:

Tránh ô nhiễm môi trường cần xây dựng hầm ủ biogas cho đun nấu hay chạy máy phát điện, thắp sáng…và nuôi tảo lấy sinh khối phục vụ nuôi cá, gia cầm hoặc dược phẩm… và bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng đồng.