Kỹ Thuật KNKN

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15386732
Số người đang truy cập: 28

Kỹ Thuật KNKN

Sâu hại trên hồ tiêu và cách phòng trừ

Rệp sáp hại rễ (Pseudococcus citri)

+ Triệu chứng: Dưới mặt đất, rệp sáp thường chích hút thân ngầm và rễ của cây tiêu, tạo vết thương để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Cây bị hại nặng thì vàng lá, cằn cỗi, sau đó cây rụng hết lá và chết. Triệu chứng này tương tự như triệu chứng của bệnh chết chậm, vì thế cần kiểm tra rễ của các cây bị vàng lá để xác định nguyên nhân. Rễ các cây bị rệp hại nặng thường có măng xông bao xung quanh tạo thành những vùng u lớn, bên trong có rất nhiều rệp sáp.

+ Phòng trừ:

- Cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sự lây lan của rệp qua kiến.

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra phát hiện rệp sáp, nhất là đối với các vườn đã bị rệp sáp gây hại nặng.

- Việc phòng trừ rệp sáp hại rễ chỉ có hiệu quả khi cây bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, cây vàng lá nhẹ, rệp sáp chưa tạo ra măng xông. Khi kiểm tra phần cổ rễ nếu có rệp sáp thì sử dụng một trong các thuốc hóa học có hoạt chất Ethoprophos, Benfucarb, Abamectin... cách dùng và liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Trước khi xử lý cần đào đất ra để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rệp thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đào đất đến đâu tưới thuốc đến đó, đợi thuốc ngấm rồi lấp đất lại.

- Nếu cây đã bị măng-xông thì nhổ bỏ, việc phòng trừ giai đoạn này không có hiệu quả bởi vì rễ tiêu đã bị thối không thể hồi phục lại được.

Hình: Tuyến trùng hại hồ tiêu

Tuyến trùng hại hồ tiêu

- Triệu chứng và gây hại: Tuyến trùng hại bộ rễ làm hồ tiêu sinh trưởng kém, lá vàng, nếu bị nặng cây sẽ héo và chết, tuyến trùng thường xuất hiện và gây hại trong thời kỳ kinh doanh.

Khi tuyến trùng tấn công gây vết thương hở ở rễ để chích hút tạo điều kiện cho các loại nấm tấn công như Phytophthora capsici, Fusarium sp. xâm nhập qua vết thương, hủy hoại toàn bộ rễ làm cho cây hồ tiêu nhanh chết hơn.

Hai loại tuyến trùng thường gặp là tuyến trùng gây nốt sần (Meloidogyne incognita) và tuyến trùng đục hang (Radopholus similis), ngoài ra còn có một số loài khác nhưng ít gây thiệt hại.

- Phòng trừ: Áp dụng tổng hợp các biện pháp sau:

+ Chọn giống hồ tiêu có khả năng kháng bệnh tốt như Vĩnh Linh, Ấn Độ, khi bón phân không làm tổn thương bộ rễ của hồ tiêu. Tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm sinh học như Trichoderma để tăng sức đề kháng cho cây hồ tiêu.

+ Dùng thuốc hóa học: Sử dụng thuốc có hoạt chất Ethoprophos, Benfucarb, Abamectin... cách dùng và liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Phú Mỹ