Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 15172968
Số người đang truy cập: 17

Kỹ Thuật KNKN

Áp dụng giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong canh tác hồ tiêu
IPM – (Intergrate Pest Managerment) là quản lý dịch hại tổng hợp hay nói cách khác là sử dụng các biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại cây trồng, trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng nông sản phẩm, bảo vệ môi trường, và giảm chi phí đầu tư.

Các giải pháp quản lý chung

- Chọn đất trồng và chống ngập úng: Đối với vườn tiêu mới trồng cần chọn đất có tầng canh tác dày, giàu hữu cơ, độ dốc thoai thoải đảm bảo thoát nước nhanh, nhưng lại không khô hạn trong mùa khô. Đối với các vườn tiêu đang canh tác ở khu vực mưa nhiều, mặt đất bằng phẳng thì phải bổ sung hệ thống thoát nước trong mùa mưa tránh bị ngập úng. Những vườn tiêu có bồn giữ nước trong mùa khô có thể bị ngập úng trong mùa mưa cần phải phá bồn để thoát nước.

Hình: sử dụng các biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại cây trồng,
 trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng
 nông sản phẩm, bảo vệ môi trường

- Sử dụng giống kháng/chống chịu sâu bệnh: Khi trồng mới chọn những giống tiêu có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện có khá nhiều giống tiêu đang trồng tại Việt Nam, tuy nhiên tại vùng này có thể kháng bệnh tốt nhưng vùng khác lại kém. Do vậy tùy mỗi địa phương có thể chọn những giống phù hợp nhất để trồng thông qua tuyển chọn, đánh giá những vườn tiêu cho năng suất, chất lượng khá cao và có thời gian trồng trên 10 năm. Hầu hết các vườn tiêu của bà con đã trồng nên bà con áp dụng các biện pháp bổ sung trụ sống, cây che bóng, xen canh, sinh học và hóa học để quản lý sâu bệnh (gọi là áp dụng một phần).

- Sử dụng giống sạch bệnh: Bệnh hại tiêu có thể lây lan qua hom giống, nhất là bệnh tiêu điên, nên việc nhân giống quan trọng: Ngoài các tiêu chí về năng suất, chất lượng thì không được lấy giống từ các vườn tiêu nhiễm bệnh như bệnh tiêu điên, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm. Phải xử lý nguồn nấm bệnh, tuyến trùng trong đất ươm bầu, nếu xử lý tốt nguồn bệnh ngay từ khi nhân giống sẽ hạn chế dịch bệnh sau này. Trường hợp mua giống phải mua ở những điểm bán giống chất lượng, giống có nguồn gốc rõ ràng. Kiểm tra kỹ đảm bảo giống không nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu điên có thể quan sát khá dễ dàng bằng mắt thường.

- Trồng trụ sống: Trong thời gian vừa qua, hầu hết các vườn tiêu bị chết là trồng trụ chết (gỗ, bê-tông). Cây trụ sống che bóng điều hòa nhiệt độ, ánh sáng và ẩm độ cho vườn tiêu rất tốt, đảm bảo cây tiêu phát triển bền vững.

- Xen canh: Vườn trồng được xen canh cà phê, sầu riêng, bơ... sẽ tạo hàng rào che chắn gió. Nó còn có tác dụng che bớt ánh sáng bức xạ trực tiếp, tạo môi trường sinh thái hài hòa và tạo thêm thu nhập.

- Mật độ trồng phù hợp.

- Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý

- Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch: Trong một thời gian dài nông dân dùng thuốc BVTV hóa học trên hồ tiêu với lượng lớn, tần suất liên tục nên thành phần thiên địch (chuồn chuồn, bọ ngựa, kiến vàng, bọ rùa, nhện bắt mồi hay nấm đối kháng trong đất) suy giảm nghiêm trọng. Thông qua IPM tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch phát triển để kiểm soát sâu bệnh hại ngay khi chúng chưa gây hại nặng.

Sử dụng chế phẩm sinh học: Phòng sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces…; phòng chống tuyến trùng bằng các sản phẩm thảo mộc trừ tuyến trùng chứa hoạt chất Saponin, Ankanoid…; phòng chống rệp sáp gốc bằng các chế phẩm nấm ký sinh côn trùng, vikhuẩn Bacillus… Các chế phẩm sinh học trên bón kết hợp với các đợt bón phân cho cây, rắc chế phẩm trong vùng rễ tiêu rồi phủ lớp đất lên, tưới đủ ẩm sẽ góp phần hạn chế nguồn sâu, bệnh trong đất, giúp bộ rễ khỏe, cây phát triển bền vững, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV hóa học.

 - Sử dụng hóa chất phòng trừ sâu bệnh hại khi thật sự cần thiết và đảm bảo nguyên tắc 4 đúng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh hại có nguồn gốc sinh học

An Hậu