Danh Mục

ban Biên tập

Video Tư Liệu kỹ Thuật

Thông Tin Thời Tiết

Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 12923541
Số người đang truy cập: 105

Kỹ Thuật KNKN

Bệnh nội ký sinh trùng trên chó
Trong chúng ta, ai cũng biết: giun đũa, giun móc, giun tim… không chỉ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của thú cưng nói chung mà còn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu thú cưng nhiễm số lượng nhiều hoặc ở lứa tuổi sơ sinh. Ngoài ra, ký sinh trùng đường ruột trên thú cưng còn có thể lây sang người, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bài viết bên với giới thiệu về bệnh ký sinh trùng trên chó và phương pháp điều trị chúng.

Bệnh nhiễm giun đũa (Toxocara canis) trên chó

Đặc điểm: Toxocara canis ký sinh ở ruột non của chó, mèo. Thường thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi.
Triệu chứng, bệnh tích
Triệu chứng: Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun. Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Chó có triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất huyết.
Bệnh tích: Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc vỡ  ruột, làm tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata xuất huyết. Nếu bệnh nặng gây viêm phúc mạc.

Hình: Vòng đời của giun đũa trên chó (Ảnh internet)

Chuẩn đoán: Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis hoặc trực tiếp, hoặc có thể dựa vào triệu chứng ói mửa, gầy còm, những lúc ói mửa có cả giun ra đường miệng.
Điều trị
Cần kiểm tra định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần đối với chó con và 3 tháng 1 lần đối với chó mèo trưởng thành. Khi phát hiện thấy nhiễm định kỳ dùng thuốc để tẩy cho chó mèo.
Diệt vật chủ gậm nhấm, không cho chó tiếp xúc với cáo, chó sói và các loại thú ăn thịt. Không thả rong chó.
Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
Sát trùng nơi nhốt chó bằng Povidine Iodine 10%.
Khi chó mèo hoặc các loại thú ăn thịt nhiễm giun đũa nên dùng các loại thuốc sau của công ty Anova như sau: Dùng thuốc Invermectin 250mg hoặc 1.000mg tiêm trên chó; Levamisol.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.

Bệnh nhiễm giun móc (Ancylostoma caninum) trên chó

Đặc điểm: Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó mèo.
Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng: Chó có thể chết nếu không được chữa bệnh và chăm sóc tốt mặc dù giun móc không có nhiều. Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược. Khi nhiễm nặng chó, mèo bỏ ăn, kiết lỵ, táo bón, phân có lẫn máu.
Bệnh tích: Mổ khám thấy có nhiều giun cắn sâu vào niêm mạc ruột ở giai đoạn không tràng. Niêm mạc ruột viêm cata và loét, hoặc xuất huyết chảy máu. Giun móc hút máu và làm chảy máu nên vật thiếu máu trầm trọng và gầy rạc.
Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng thiếu máu và chó thường chết nhanh để chẩn đoán. Cần xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis. Trứng giun móc chó dễ dàng nhận biết qua xét nghiệm. Trứng của giun móc Ancylostoma giống trứng của Uncinaria, chỉ có điểm khác biệt là trứng của Ancylostoma nhỏ hơn. Ở chó con khi triệu chứng đã xuất hiện vẫn không thấy trứng giun móc trong ruột. Nếu có 5000 trứng/gam phân có dấu hiệu lâm sàng và thiếu máu. Nếu có 11.000 trứng/gam phân coi như nhiễm nặng.
Điều trị
- Chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc chó, mèo chu đáo. Nếu thấy chó, mèo gầy ốm, thiếu máu cần kiểm tra phân, hoặc cho chó mèo uống các loại thuốc tẩy giun móc cho chó, mèo.
- Xung quanh nhà ở nên phát quang các bụi cây để cho có ánh nắng trực tiếp xuống xung quanh nhà sẽ có tác dụng diệt trứng và ấu trùng.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Có thể định kỳ dùng thuốc trị và phòng cho chó, mèo.
- Nên dùng thuốc cho chó mẹ 1 lần trong khi mang thai và 2 lần sau khi đẻ.
- Dùng thuốc Levamisol.

Bệnh nhiễm giun tim (Dirophilaria immitis)

Đặc điểm: Do một số loài ký sinh trong động mạch chủ, trong tim, dưới da, trong hốc cơ thể, xung quanh thực quản và các cơ quan của chó mèo và thú ăn thịt. Dirofilaria immitis (Leidy, 1856) ký sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ và tim của chó.
Triệu chứng và bệnh tích
- Triệu chứng: Khi nhiễm nặng chó khó thở và kiệt sức, thiếu máu, viêm thận, viêm bàng quang, nước tiểu có máu. Chó ói mửa liệt chân phù thủng và rối loạn hoạt động của tim. Đầu chó hay nghiêng về một bên. Những nốt sần chứa đầy tương dịch và xung huyết. Máu bị phân giải gây hemoglobin niệu và bilirubin niệu.
- Bệnh tích: Tâm nhĩ phải nở to, viêm cơ tim gây tắc mạch và nút mạch máu. Thành của tâm thất phải bị rách. Tổ chức xung quanh thực quản có nhiều khối u, xơ hóa và cứng. Da viêm những chỗ có ấu trùng giun thường bị xơ hóa.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm máu tìm ấu trùng theo phương pháp tập trung. Lấy 5 – 10 ml máu cho vào ống nghiệm, cho thêm một ít dung dịch chống đông máu. Để yên trong phòng 30 phút hoặc ly tâm trong vòng vài phút. Dưới đáy ống nghiệm là hồng bạch cầu và huyết thanh Microfilaria thường nằm ở giữa hồng cầu và huyết thanh. Dùng pipet hút nhẹ lớp dung dịch ở giữa hồng bạch cầu và huyết thanh nhỏ lên lam kiểm tra. Ấu trùng của Dirofilaria đầu thon, đuôi thẳng chuyển động ngoe nguẩy. Kích thước lớn hơn 0,300 mm, phía ngoài ấu trùng có màng bọc.
- Chẩn đoán huyết thanh học: Giun chỉ ở chó mèo khi chẩn đoán nếu dùng kháng nguyên gắn kết để tìm kháng thể không chính xác. Tạo kháng thể đơn dòng gắn kết sau đó xác định kháng nguyên trong vòng tuần hoàn cho kết quả chính xác hơn.
Phòng và trị bệnh
- Dùng thuốc trị ấu trùng khi phát hiện chó có nhiễm ấu trùng.
- Diệt muỗi và vật chủ trung gian hút máu.
- Phòng chống muỗi đốt chó bằng kem hoặc các thuốc bôi thoa…
- Thường xuyên phòng bằng thuốc diệt ấu trùng.
- Dùng thuốc Invermectin 250mg hoặc 1.000mg tiêm trên chó; Levamisol.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.

An Nhứt